Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ngành Bưu điện 15/8 (1945 - 2020): Bưu điện tỉnh Bắc Giang không ngừng đổi mới và phát triển
![]() |
|
|
Từ đó, ngày 15/8 được chọn là Ngày Truyền thống của ngành Bưu điện. Vai trò và sứ mệnh thiêng liêng của ngành được Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Việc liên lạc là việc quan trọng bậc nhất trong công tác cách mệnh vì chính nó quyết định sự thống nhất chỉ huy, sự phân phối lực lượng và do đó bảo đảm thắng lợi.
Qua 75 năm xây dựng và phát triển, ngành Bưu điện đã nhiều lần thay đổi về cơ cấu quản lý và tổ chức hoạt động phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng mà Đảng và Nhà nước giao. Từ Nha Bưu điện - Vô tuyến điện, Tổng cục Bưu điện - Truyền thanh, Tổng cục Bưu điện thuộc Bộ Giao thông - Bưu điện, Tổng cục Bưu điện thuộc Chính phủ, Bộ Bưu chính - Viễn thông và hiện nay là Bộ Thông tin và Truyền thông. Rồi đến ngày 1/1/2008, Tổng Công ty Bưu Điện Việt Nam được thành lập trên cơ sở tách ra từ Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam và chính thức hoạt động độc lập từ 1/1/2013.
Trực thuộc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, Bưu điện tỉnh Bắc Giang định hướng phát triển mới với mục tiêu: Tăng cường các nguồn lực cho nhiệm vụ phát triển nâng cao chất lượng, hiệu quả mạng lưới, chất lượng phục vụ, nhằm góp phần bảo đảm duy trì sự tăng trưởng doanh thu, bảo tồn và phát triển nguồn vốn Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ cung ứng các dịch vụ bưu chính công ích, kinh doanh có lợi nhuận.
Giải pháp là, tập trung khai thác mũi nhọn vào ba nhóm dịch vụ trụ cột: Bưu chính Chuyển phát; Tài chính Bưu chính và Phân phối Truyền thông trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế mạng lưới cung cấp dịch vụ mới và tham gia vào phát triển an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, như: Dịch vụ Bưu chính chuyển phát trong nước và Quốc tế chuyển phát công văn, tài liệu, thư, báo chí, hàng hóa TMĐT; nhận và chuyển phát hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính; dịch vụ thu hộ, chi hộ; dịch vụ tiết kiệm bưu điện, tín dụng ngân hàng; chi trả lương hưu, bảo trợ xã hội; phát triển BHXH tự nguyện, cung cấp hàng tiêu dùng…
Bên cạnh xây dựng và đưa vào sử dụng các quy trình công nghệ thực hiện cho từng dịch vụ, từng phần việc Bưu điện tỉnh còn tích cực nắm bắt và áp dụng công nghệ số trong hoạt động nghiệp vụ, như: Sử dụng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin áp dụng cho nhiều đối tượng khách hàng.
Đặc biệt với khách hàng thương mại điện tử, đã có phần mềm My Vietnam Post, giúp khách hàng có thể trực tiếp theo dõi thông tin đơn hàng của mình trên App, yêu cầu nhà cung cấp hỗ trợ đơn hàng kịp thời, tiện lợi, không phải đến giao dịch tại bưu cục, được nhiều khách hàng hưởng ứng, sử dụng.
Điển hình là các ứng dụng: Quản lý đơn hàng - hỗ trợ khách hàng chủ động tạo đơn, quản lý đơn hàng, hỗ trợ khách hàng tra cứu thông tin bảng giá các loại dịch vụ; ứng dụng phần mềm quản lý báo phát bưu tá: Bưu điện tỉnh trang bị điện thoại Smartphone cho bưu tá để cập nhật thông tin phát bưu gửi hằng ngày, thông tin phát được tự động truyền lên các ứng dụng nghiệp vụ, giảm tác nghiệp cho các bộ phận sau; hệ thống bản đồ Vmap trong hệ thống tri thức Việt hóa số; hệ thống phần mềm MPIT đồng bộ dữ liệu phục vụ công tác thống kê, báo cáo đồng nhất tại các bưu cục giao dịch…
Năm 2020 và các năm tiếp theo, Bưu điện tỉnh Bắc Giang tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai các dịch vụ Bưu điện, áp dụng số hóa theo kịp sự phát triển của xã hội. Mặt khác toàn thể CBCNV-LĐ Bưu điện tỉnh Bắc Giang thực hiện văn hóa doanh nghiệp Bưu điện Việt Nam, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nâng cao bản lĩnh, phẩm chất cách mạng của người Bưu điện trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xứng đáng với truyền thống “Trung thành - Dũng cảm - Tận tụy - Sáng tạo - Nghĩa tình” của ngành Bưu điện.
Hứa Đình Thuyên
Giám đốc Bưu điện tỉnh Bắc Giang
Ý kiến bạn đọc (0)