(BGĐT) - Theo thống kê, từ đầu năm đến nay có 224 nghìn lượt người truy cập và hơn 90 nghìn hồ sơ nộp trực tuyến trên Cổng dịch vụ công tỉnh. Bắc Giang được đánh giá là một trong những địa phương có tỷ lệ hồ sơ trực tuyến cao, nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước.
Cụ thể, từ đầu năm đến nay, số dịch vụ công trực tuyến toàn trình là 2 nghìn hồ sơ, còn lại là hồ sơ sử dụng dịch vụ. Các cơ quan, đơn vị phát sinh nhiều hồ sơ là: Sở Công Thương (hơn 5,8 nghìn hồ sơ), Sở Tài nguyên - Môi trường (hơn 9 nghìn hồ sơ), huyện Hiệp Hoà (12,4 nghìn hồ sơ), huyện Lục Nam (hơn 7,7 nghìn hồ sơ).

|
Cán bộ xã Dĩnh Trì (TP Bắc Giang) hướng dẫn công dân nộp hồ sơ trực tuyến.
|
Để tăng tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến phát sinh trên Cổng dịch vụ công tỉnh, thời điểm này, các cơ quan, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn và khuyến khích người dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ qua mạng; thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích. Xây dựng video hướng dẫn đối với dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết đã được công bố, đăng tải trên cổng thông tin điện tử.
Theo công bố, hiện tỉnh Bắc Giang có 801 dịch vụ trực tuyến toàn trình và 842 dịch vụ trực tuyến một phần được cung cấp trên Cổng dịch vụ công.
Tin, ảnh: Khôi Nguyên
Huyện Yên Dũng cần tăng cường kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm hành chính
(BGĐT)- Ngày 14/3, Đoàn giám sát của HĐND tỉnh Bắc Giang làm việc với UBND huyện Yên Dũng về chấp hành quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (VPHC) trên địa bàn huyện, giai đoạn 2020-2022. Đồng chí Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì.
Tối thiểu 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến
Bộ Xây dựng vừa ban hành kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số năm 2023. Mục tiêu của kế hoạch là nâng cao hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp, minh bạch hóa quá trình giải quyết thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ công của Bộ Xây dựng...
38% doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn khi tìm hiểu thủ tục hành chính
Theo ông Trương Đức Trọng, đại diện Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hiện nay, khoảng 38% doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn khi tìm hiểu thông tin thủ tục hành chính; trong đó có nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), doanh nghiệp quy mô lớn và hoạt động lâu năm.
Ý kiến bạn đọc (0)