Tri ân những anh hùng Gạc Ma năm ấy
![]() |
Lễ khánh thành Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, ngày 15/7/2017, tại xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm (tỉnh Khánh Hòa) nhằm ghi công và tri ân 64 chiến sĩ hải quân đã hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc ở Gạc Ma ngày 14/3/1988. |
![]() |
Các chiến sĩ Lữ đoàn Hải quân 146 thắp hương tưởng niệm các liệt sĩ đã anh dũng hy sinh ở Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. |
![]() |
Tàu HQ-604 - con tàu bị địch bắn chìm trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc ở Gạc Ma ngày 14/3/1988. |
![]() |
Tàu HQ-505, con tàu duy nhất không bị chìm đã “ủi bãi” thành công lên đảo Cô Lin sau khi bị tàu địch bắn cháy, trở thành cột mốc chủ quyền sống của Việt Nam. Đảo Cô Lin được giữ vững đến hôm nay. Với chiến công oanh liệt, tàu HQ-505 được Nhà nước tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. |
![]() |
Một số cán bộ chiến sĩ tàu HQ-605 điều trị tại Bệnh viện Quân y 87 Nha Trang, sau cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc tại Gạc Ma, ngày 14/3/1988. |
![]() |
Bà Hà Thị Liên (quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh), mẹ liệt sĩ Đào Kim Cương, hôn lên di ảnh con trai ở Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma (Khánh Hòa). |
![]() |
Bà Lê Thị Muộn, mẹ của Liệt sĩ Phan Văn Sự, người đã hy sinh anh dũng trong trận chiến bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc ở Gạc Ma, mặc chiếc áo - kỷ vật duy nhất còn lại của người con trai, tại chương trình giao lưu “Hướng về Trường Sa thân yêu”, ngày 14/3/2013. |
![]() |
Cán bộ, chiến sĩ tàu Trường Sa 14 đến đảo Cô Lin – đảo đá được các chiến sĩ hải quân anh dũng chiến đấu, bảo vệ thành công trong trận chiến đấu tại Gạc Ma. |
![]() |
Sau sự kiện Gạc Ma, Nhà nước và Bộ Quốc phòng đã đẩy mạnh việc xây dựng, bảo vệ quần đảo Trường Sa và thềm lục địa phía Nam. Đến nay, các vị trí này đã được Hải quân và nhân dân Việt Nam củng cố, bảo vệ vững chắc. |
Ý kiến bạn đọc (0)