Trao mái ấm nghĩa tình
Món quà ý nghĩa
![]() |
Ngôi nhà mới của cụ Nguyễn Thị Cỏn. |
Huyện Hiệp Hòa là một trong những địa phương có số NCC lớn nhất tỉnh với hơn 20,7 nghìn hồ sơ quản lý, gần 3,8 nghìn người hưởng trợ cấp hằng tháng. Ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) huyện cho biết: Trung bình mỗi năm, từ nguồn ủng hộ của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân hảo tâm, quỹ đền ơn đáp nghĩa huyện huy động được gần 400 triệu đồng.
Phòng tham mưu với UBND huyện ưu tiên sử dụng nguồn kinh phí này lồng ghép với các nguồn khác để hỗ trợ cải tạo nhà ở, tặng quà đột xuất cho NCC hoàn cảnh khó khăn.
Thực hiện Quyết định 22/2013/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ nhà ở cho NCC với cách mạng, toàn huyện có 123 gia đình được hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở với số tiền hơn 3,2 tỷ đồng. Từ chủ trương này, nhiều gia đình chính sách trên địa bàn huyện đã có nơi an cư, ổn định cuộc sống. |
Thực hiện Quyết định 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ nhà ở cho NCC với cách mạng, toàn huyện có 123 gia đình được hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở với số tiền hơn 3,2 tỷ đồng. Từ chủ trương này, nhiều gia đình chính sách trên địa bàn huyện đã an cư, ổn định cuộc sống. Là một trong những người được hỗ trợ, ông Nguyễn Bá Yên (SN 1954), thôn Ngọ Xá, xã Châu Minh - nạn nhân nhiễm chất độc da cam mất 65% sức khỏe - vừa khánh thành ngôi nhà mới.
Ông Yên chia sẻ: “Ngoài số tiền 40 triệu đồng được hỗ trợ theo chính sách, tôi còn được Quỹ đền ơn đáp nghĩa huyện hỗ trợ thêm 25 triệu đồng. Trong quá trình thi công được thôn hỗ trợ ngày công, ủng hộ một phần vật liệu xây dựng nên sau 4 tháng, gia đình tôi đã hoàn thành ngôi nhà mới”.
Tại xã Hoàng Vân, gia đình ông Nguyễn Quang Linh (SN 1959), thương binh hạng ¾, thôn Lạc Yên 1 cũng được hỗ trợ xây nhà ở theo chủ trương này. Ông Linh xuất ngũ năm 1980 do bị thương trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc tại biên giới phía Bắc. Năm 1981 ông lập gia đình và có hai con trai. Những tưởng cuộc sống sẽ bớt khó khăn nhưng bản thân ông và vợ sức khỏe mỗi ngày một yếu, điều kiện kinh tế khó khăn.
Nhờ có sự quan tâm của các cấp, các ngành, căn nhà xuống cấp nhiều năm đã được sửa chữa khang trang. Bà Ngô Thị Thủy, cán bộ LĐTBXH xã Hoàng Vân cho biết: Xã có 150 gia đình NCC với cách mạng. Đến nay đời sống của NCC được cải thiện đáng kể so với trước, không còn hộ NCC thuộc diện nghèo và cận nghèo. Để nguồn hỗ trợ phát huy hiệu quả, xã làm tốt khâu rà soát, thẩm định hồ sơ đề nghị cải tạo nhà ở bảo đảm đúng đối tượng.
Đồng lòng vì việc nghĩa
Theo đánh giá, với mức hỗ trợ xây mới 40 triệu đồng/nhà, sửa chữa 20 triệu đồng/nhà thì các gia đình sẽ khó khăn trong việc đối ứng kinh phí để thi công công trình. Vì thế, ngoài lựa chọn đúng đối tượng, khảo sát để tư vấn quy mô phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi gia đình, Phòng LĐTBXH huyện chủ động tham mưu, phối hợp với các ngành, MTTQ, tổ chức chính trị xã hội để huy động thêm từ các nguồn khác.
Cụ Nguyễn Thị Cỏn (SN 1934), thôn Danh Thượng 1, xã Danh Thắng có 6 người con, trong đó con trai duy nhất là Nguyễn Văn Hiệp hy sinh ở chiến trường miền Nam. Khi những người con gái lần lượt xây dựng gia đình riêng thì cụ sống một mình. Căn nhà cũ mỗi ngày một xuống cấp, không ít lần chính quyền đề nghị hỗ trợ song cụ còn băn khoăn.
Giữa năm 2020, từ nguồn hỗ trợ của một doanh nghiệp, chính quyền địa phương hỗ trợ thủ tục, cử cán bộ đứng ra lo chu toàn từng khâu từ tháo dỡ công trình cũ, khởi công, mua vật liệu xây dựng cho đến ngày hoàn thành căn nhà mới.
Ông Phạm Văn Nghị, Phó Chủ tịch UBND huyện Hiệp Hòa cho biết: Để nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ NCC cải thiện nhà ở, thời gian tới, các cấp, ngành, địa phương đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tuyên truyền, nêu cao mục đích, ý nghĩa để hoạt động “Đền ơn, đáp nghĩa” ngày càng lan tỏa sâu rộng, thu hút mọi người, mọi nhà tham gia; kêu gọi các nguồn lực trợ giúp gia đình chính sách có chất lượng đời sống ngày một tốt hơn.
Bài, ảnh: Hải Vân - Tường Vi
Ý kiến bạn đọc (0)