Quan tâm phòng ngừa tranh chấp lao động dẫn đến ngừng việc tập thể
Mục đích của kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, người sử dụng lao động và người lao động (NLĐ) trong phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động dẫn đến ngừng việc tập thể xảy ra tại các DN trên địa bàn tỉnh nhằm từng bước thiết lập mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong các DN; góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống NLĐ, bảo đảm an ninh, trật tự, ổn định xã hội, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Theo đó, Kế hoạch đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp thực hiện nhằm phòng ngừa và giải quyết tranh chấp lao động dẫn đến ngừng việc tập thể tại các DN trên địa bàn tỉnh bao gồm: Tăng cường công tác phòng ngừa tranh chấp lao động dẫn đến ngừng việc tập thể bằng việc tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, nắm bắt tình hình đời sống, tâm tư, nguyện vọng của NLĐ. Thường xuyên nắm bắt tình hình đời sống, tâm tư, nguyện vọng của NLĐ; quan tâm giải quyết những nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của NLĐ; kịp thời phát hiện, ngăn chặn các đối tượng xấu lôi kéo, kích động NLĐ; phản bác lại các thông tin sai lệch, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của DN, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về quan hệ lao động, tổ chức công đoàn trong xây dựng quan hệ lao động. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong các DN trên địa bàn quản lý, nhất là ở những DN sử dụng nhiều lao động và thường xuyên xảy ra tranh chấp lao động. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và phát triển đoàn viên công đoàn tại DN; thu hút NLĐ và tổ chức đại diện NLĐ tại DN tham gia vào hệ thống Công đoàn Việt Nam. Thực hiện có hiệu quả các biện pháp hỗ trợ, bảo vệ đoàn viên, cán bộ công đoàn và tổ chức công đoàn cơ sở trong DN.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong xây dựng quan hệ lao động. Đổi mới hoạt động của các cấp công đoàn đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới; thực hiện tốt chức năng đại diện của công đoàn trong đối thoại, thương lượng, giải quyết tranh chấp lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ. Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của công đoàn cơ sở trong DN theo hướng xây dựng tổ chức công đoàn thực sự là tổ chức của NLĐ, do NLĐ và vì NLĐ; lấy sự hài lòng của NLĐ là thước đo đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của công đoàn.
Nâng cao chất lượng hoạt động đối thoại, thương lượng tập thể; giải quyết tốt vấn đề tranh chấp lao động. Các cấp công đoàn hướng dẫn, hỗ trợ công đoàn cơ sở trong DN thực hiện các hoạt động đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể theo đúng quy định của pháp luật và bảo đảm thực chất. Tổ chức các hội nghị tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng đàm phán, thương lượng tập thể, đối thoại, giải quyết tranh chấp lao động cho đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở trong DN.
Bên cạnh đó, giải quyết khi có vụ việc xảy ra tranh chấp lao động dẫn tới ngừng việc tập thể theo 5 bước: Tiếp nhận thông tin; kiểm tra, đánh giá sơ bộ tình hình vụ việc; tổ chức lực lượng và thông qua kế hoạch hỗ trợ, xử lý; hỗ trợ các bên giải quyết vụ việc; tổ chức rà soát, đánh giá tình hình và báo cáo kết quả; tổ chức rút kinh nghiệm, theo dõi, giám sát việc thực hiện các cam kết sau khi giải quyết vụ việc.
Theo Cổng TTĐT tỉnh
Ý kiến bạn đọc (0)