Nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh
Kể từ năm 2021, Mỹ bắt đầu giúp Chính phủ Việt Nam tìm kiếm hài cốt quân nhân Việt Nam và giúp đẩy nhanh quá trình này. Cụ thể, Quốc hội Mỹ đã đáp lại sự giúp đỡ lâu dài của Việt Nam trong việc xác định vị trí và hồi hương hài cốt của hàng trăm binh sĩ Mỹ, đã đưa ra sáng kiến của Mỹ nhằm giúp Việt Nam tìm mộ của hàng trăm nghìn binh sĩ Việt Nam.
![]() |
Đội rà phá bom mìn lưu động số 1 thuộc Tổ chức Cây hòa bình Việt Nam xử lý an toàn một quả bom trọng lượng khoảng 227 kg, được phát hiện tại tỉnh Quảng Trị. Ảnh TTXVN |
Tổn thất trong Chiến tranh Việt Nam thực sự rất to lớn. Theo Chính phủ Việt Nam, hài cốt của 180 nghìn quân nhân (Quân đội Nhân dân Việt Nam và Lực lượng Vũ trang Giải phóng Nhân dân miền Nam Việt Nam) vẫn chưa được tìm thấy. Hơn 300 nghìn hài cốt chưa xác định danh tính được chôn cất trong các nghĩa trang trên cả nước. Ngoài ra, cũng còn một số lượng hài cốt dân thường và quân nhân Việt Nam Cộng hòa cũng chưa được tìm thấy.
Công cuộc tìm kiếm của các gia đình Việt đang trở nên gian nan do dữ liệu nghèo nàn, tốc độ phân hủy của hài cốt trong hệ sinh thái nhiệt đới, và nhân chứng chiến tranh ngày một giảm. Trong sự kiện Đối thoại Di sản Chiến tranh và Hòa bình do Viện Hòa bình Mỹ (USIP) tổ chức hồi tháng 10/2022, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Dũng nhấn mạnh rằng: "Đối với hòa giải giữa người Việt Nam và người Mỹ, thời gian là bạn của chúng ta. Nhưng trong nỗ lực tìm kiếm người mất tích, thời gian không là bạn của chúng ta”.
Hợp tác song phương Mỹ - Việt Nam tìm kiếm hài cốt quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA) ở Việt Nam đã xác định danh tính và hồi hương hơn 1.000 người Mỹ. Theo yêu cầu của phía Việt Nam, Chính phủ Mỹ và các cựu chiến binh Mỹ đã chuyển giao thông tin về hài cốt người Việt Nam, cũng như những khu mộ tập thể. Hội Cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam (Vietnam Veterans of America) đã phối hợp với Hội Việt - Mỹ và cung cấp hồ sơ liên quan đến 12 nghìn liệt sĩ Việt Nam và giúp tìm kiếm, khai quật hài cốt khoảng 1,3 nghìn người.
Bộ Quốc phòng Mỹ gần đây đã khởi động Sáng kiến Tìm kiếm người Việt Nam mất tích trong chiến tranh (VWAI) nhằm hỗ trợ tìm kiếm và xác định danh tính người Việt Nam hy sinh và mất tích trong chiến tranh. Sáng kiến có sự tham gia của Viện Hòa bình Mỹ, Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID), Đại học Harvard, và Ủy ban Quốc tế về Người mất tích (ICMP). Vai trò của USIP trong sáng kiến này bao gồm đối thoại chính sách, đẩy mạnh truyền thông tới công chúng Việt Nam và Mỹ để người dân và thu hút sự ủng hộ thông qua các sự kiện trực tuyến và trực tiếp, và một chuỗi loạt các cuộc phỏng vấn qua video với các gia đình người Việt và người Mỹ.
Hồi tháng 10 năm ngoái, USIP và Hội Hỗ trợ Gia đình Liệt sĩ (HHTGĐLS) Việt Nam đồng tổ chức hội thảo “Tìm kiếm, quy tập, xác định danh tính liệt sĩ sau chiến tranh ở Việt Nam” tại Hà Nội. Với khoảng hơn 10 nghìn thành viên trên toàn quốc, Hội này là một trong những đơn vị liên quan trực tiếp và đóng một vai trò quan trọng trong việc huy động các nguồn lực xã hội và thúc đẩy việc sử dụng xét nghiệm ADN. Theo các báo cáo do 11 thành viên từ các chi hội trên cả nước, những thách thức chính trong hoạt động của Hội là tiếp cận thông tin, năng lực xét nghiệm ADN công nghệ cao, cơ sở dữ liệu tập trung, cũng như kinh phí hoạt động.
Để giải quyết những khó khăn này, HHTGĐLS Việt Nam đã đề nghị USIP kết nối hội với các đối tác Mỹ và các nhóm cựu chiến binh, đồng thời hỗ trợ tạo các kênh đối thoại, trao đổi thông tin thường xuyên giữa các tổ chức, hội, nhóm và cá nhân quan tâm đến vấn đề này ở Mỹ và Việt Nam. HHTGĐLS sẵn sàng hợp tác với các cơ quan chính phủ Việt Nam thu thập thông tin và sinh phẩm phục vụ cho xây dựng cơ sở dữ liệu ADN và sử dụng các công nghệ mới để phân tích ADN của hài cốt chất lượng thấp.
Tháng 7/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp Bộ Quốc phòng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST), Bộ Thông tin và Truyền thông sớm thực hiện đồng bộ dữ liệu để hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ hoạt động giám định ADN. Công nghệ xét nghiệm ADN hiện tại của Việt Nam đã xác định được danh tính của 1.389 liệt sĩ trong 10 năm qua.
Theo thống kê của Trung tâm Hành động Bom mìn quốc gia Việt Nam (VNMAC), cơ quan đang hợp tác cùng Bộ Ngoại giao Mỹ thực hiện chương trình USCWD ở Việt Nam, hiện vẫn còn trên 6,1 triệu ha diện tích đất bị ô nhiễm bom mìn và vật nổ ở quốc gia Đông Nam Á này, chiếm hơn 18,8% diện tích đất cả nước. Phần lớn bom mìn chưa nổ tập trung ở các tỉnh gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Thừa Thiên-Huế và Quảng Nam, đặc biệt là những nơi thuộc Khu phi quân sự cũ trong Chiến tranh Việt Nam. |
Sáng kiến VWAI do Mỹ hỗ trợ đã thúc đẩy chuyển giao công nghệ pháp y, phát triển năng lực quản lý và phân tích dữ liệu, đồng thời đào tạo nhân viên pháp y cho Việt Nam. Ngày 31/10/2022, ICMP đã ký thỏa thuận triển khai với Trung tâm Giám định ADN của VAST, một trong ba phòng thí nghiệm được Chính phủ Việt Nam giao nhiệm vụ phân tích ADN để xác định danh tính hài cốt liệt sĩ. ICMP sẽ giới thiệu phân tích SNP (đa hình đơn nucleotide) nhằm đáp ứng với các mẫu hài cốt kém chất lượng và tạo ra các kết quả phù hợp duy nhất, so với các phân tích trước đây sử dụng dấu hiệu mtDNA (ADN ty thể) được chia sẻ bởi tất cả họ hàng của một dòng mẫu hệ.
Công nghệ mới dự kiến sẽ ra mắt vào năm 2024. Trước đó, các chương trình tiếp cận cộng đồng và truyền thông rất cần thiết nhằm xây dựng hiểu biết chung và thu hút ủng hộ. Chính phủ Việt Nam coi việc xác định danh tính liệt sĩ là một “nhiệm vụ chính trị, xã hội quan trọng” đòi hỏi nỗ lực tập thể để phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy quan hệ đối tác công tư và tăng cường hợp tác quốc tế.
Nhiều cựu chiến binh Mỹ đã trở lại Việt Nam , một số trong các nhiệm vụ được USIP hỗ trợ , để giúp tìm kiếm các địa điểm nơi đơn vị của họ chôn cất binh lính Việt Nam trong chiến tranh. Hoạt động nhân đạo này đã góp phần tăng cường tình hữu nghị, hợp tác giữa hai nước. Việt Nam tích cực chủ động đề xuất, phối hợp với phía Mỹ trong nghiên cứu đổi mới phương thức hoạt động để nâng cao hiệu quả hợp tác tìm kiếm... Các đội quy tập của hai bên đã hoàn thành nhiều đợt hoạt động hỗn hợp với sự tham gia của hàng chục chuyên viên Mỹ và Việt Nam cùng các chuyên gia về điều tra và quy tập, hàng trăm bộ hài cốt quân nhân Mỹ được trao trả về nước.
Trong chiến tranh Việt Nam, hàng triệu người dân Việt Nam bị thiệt mạng, thương tật; trong đó có hơn 300 nghìn quân nhân mất tích. Hiện còn khoảng 200 nghìn liệt sĩ chưa tìm được hài cốt. Về phía Mỹ, có hơn 58 nghìn lính Mỹ đã chết, gần 2.000 người mất tích tại Việt Nam, hàng trăm nghìn người thương tật, tàn phế. Ngoài ra, con số bị mắc các chứng rối loạn tâm thần “Hội chứng Việt Nam” lên đến hàng triệu người, hàng trăm nghìn quân nhân và cố vấn Mỹ bị ung thư hoặc sinh con dị tật do tiếp xúc với chất độc màu da cam đã sử dụng ở Việt Nam.
Chính phủ Mỹ đã tài trợ hơn 206 triệu USD trong gần 3 thập kỷ qua cho các chương trình Loại bỏ Vũ khí Thông thường ở Việt Nam, nơi vẫn bị ảnh hưởng nặng nề bởi bom mìn chưa nổ từ chiến tranh, và cam kết tiếp tục giải quyết hậu quả chiến tranh cho đến khi Việt Nam trở nên an toàn. Bà Karen Chandler, quyền Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ thuộc Vụ Các vấn đề Chính trị-Quân sự của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: “Việt Nam là một trong những chương trình lâu năm nhất và mạnh mẽ nhất của chúng tôi, Sự hợp tác mà chúng tôi có với Chính phủ Việt Nam trong mối quan hệ mà chúng tôi đã tạo dựng thực sự là một bệ đỡ cho toàn bộ mối quan hệ song phương với Việt Nam”.
Theo báo cáo thường niên có tên “Bước đi An toàn trên Trái đất” (TWTES) được Bộ Ngoại giao Mỹ công bố ngày 4/4, Việt Nam đứng thứ 4 trong số các nước trên thế giới nhận nhiều tài trợ nhất từ Mỹ trong chương trình Phá hủy Vũ khí Thông thường (USCWD) kể từ khi Mỹ bắt đầu hỗ trợ các quốc gia trên thế giới, nhất là châu Phi và châu Á, trong việc rà phá bom mìn và vũ khí chiến tranh. Iraq là nước nhận được nhiều tài trợ nhất với hơn 675 triệu USD kể từ năm 1993. Sau đó là Afghanistan với gần 574 triệu USD và tiếp theo là Lào với hơn 355 triệu USD.
Trong số 65 quốc gia nhận hỗ trợ tài chính từ Chính phủ Mỹ trong tài khóa 2022 cho chương trình USCWD, Việt Nam được cấp hơn 20,2 triệu USD và là nước nhận được nhiều tài trợ nhất trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.
Theo thống kê của Trung tâm Hành động Bom mìn quốc gia Việt Nam (VNMAC), cơ quan đang hợp tác cùng Bộ Ngoại giao Mỹ thực hiện chương trình USCWD ở Việt Nam, hiện vẫn còn trên 6,1 triệu ha diện tích đất bị ô nhiễm bom mìn và vật nổ ở quốc gia Đông Nam Á này, chiếm hơn 18,8% diện tích đất cả nước. Phần lớn bom mìn chưa nổ tập trung ở các tỉnh gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Thừa Thiên-Huế và Quảng Nam, đặc biệt là những nơi thuộc Khu phi quân sự cũ trong Chiến tranh Việt Nam.
Theo bà Chandler, chương trình USCWD của Mỹ ở Việt Nam đặc biệt hơn so với ở các nước khác do có sự tham gia mạnh mẽ của phụ nữ trong hoạt động rà phá bom mìn. Hàng chục phụ nữ đang tham gia các chương trình rà phá bom mìn do Mỹ và các nước khác hỗ trợ tài chính. Ngoài Bộ Ngoại giao Mỹ, Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ cũng tham gia hỗ trợ cho việc khắc phục hậu quả chiến tranh ở Việt Nam.
Ngoài Mỹ, Việt Nam còn nhận được sự hỗ trợ của nhiều nước khác trên thế giới, như Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản và Australia, trong việc rà phá bom mìn và vật liệu chưa nổ sau chiến tranh.
Mỹ cũng cung cấp kinh phí và công nghệ để làm sạch hai sân bay nơi đất bị ô nhiễm nghiêm trọng do quân đội Mỹ sử dụng chất độc da cam trong thời chiến. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ước tính rằng 3 triệu người Việt Nam bị ung thư, dị tật bẩm sinh hoặc các bệnh khác do nhiễm chất độc dioxin. Mỹ đã xây dựng với Việt Nam một kế hoạch làm sạch trong 10 năm có thể tiêu tốn 450 triệu USD và đã cung cấp 147 triệu USD để giúp đỡ người khuyết tật. Tuy nhiên, cho đến nay, ngân quỹ dành cho việc giúp đỡ các nạn nhân Việt Nam vẫn còn thiếu và Mỹ và Việt Nam vẫn đang làm việc để tìm cách cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho những người cần nhất.
Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam giữa tháng 4 vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng tuyên bố "Mỹ cam kết thực hiện công việc đang diễn ra để giải quyết các di sản của chiến tranh. Đây là vấn đề của sự tin tưởng, cam kết và trách nhiệm". Ông Blinken khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục nỗ lực chung để rà phá bom mìn và các vật liệu chưa nổ. Vào tháng tới, phía Mỹ sẽ hoàn thành cuộc khảo sát khu vực bị đánh bom nặng nề tại tỉnh Quảng Trị. Mỹ đang đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc tẩy rửa các điểm nóng dioxin do chiến tranh.
Tháng trước, Mỹ đã công bố hợp đồng mới trị giá 73 triệu USD để xử lý đất và trầm tích bị ô nhiễm tại căn cứ Không quân Biên Hòa. Mỹ cũng đang tiếp tục công việc nhân đạo quan trọng nhằm tìm kiếm những người mất tích trong chiến tranh, bao gồm việc nâng cao năng lực của Việt Nam trong việc xác định những người mất tích và thiệt mạng. Ngoại trưởng Blinken nhấn mạnh "Mỹ đánh giá cao sự hỗ trợ lâu dài của Chính phủ Việt Nam trong việc tìm kiếm các nhân viên Mỹ đã mất trong chiến tranh. Sự hợp tác có đi có lại thực sự quan trọng trong việc bảo đảm các gia đình của cả hai quốc gia có thể khép lại quá khứ".
Thanh Bình
Ý kiến bạn đọc (0)