Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang: "Ngôi nhà chung" ấm áp nghĩa tình
Nhà báo Lê Huyền, Nguyên Phó Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội (HĐND tỉnh), nguyên Chủ nhiệm CLB nhà báo nữ:
Các CLB tạo điểm nhấn, phong phú thêm hoạt động Hội
Tôi nghĩ, hoạt động của Hội Nhà báo tỉnh, nếu không đổi mới sẽ rất dễ rơi vào
![]() |
Mỗi CLB với sắc màu khác biệt đã tạo điểm nhấn, làm phong phú thêm hoạt động Hội. Không chỉ hoạt động nghiệp vụ mang tính chất chuyên đề, CLB còn là nơi hội viên gặp gỡ, tâm tình, trao đổi kinh nghiệm làm báo, tổ chức các chuyến đi thực tế để làm nghề và trải nghiệm cuộc sống, kể cả hoạt động mang tính chất từ thiện.
Như CLB Nhà báo nữ, qua những chuyến đi thực tế đã quyên góp, ủng hộ, tặng quà cho nhiều trẻ em nghèo vượt khó học giỏi; tổ chức những “Phiên chợ 0 đồng” ở vùng cao để hỗ trợ bà con các dân tộc…
Dù vậy, còn nhiều tiềm năng của các CLB hiện chưa khai thác hết. Nếu được Thường trực Hội và lãnh đạo các cơ quan báo chí quan tâm tạo điều kiện hoặc kết nối thì tiềm năng đó sẽ được phát huy tốt hơn.
Chẳng hạn, ngoài giới thiệu sản phẩm của hội viên ở Đặc san “Người làm báo Bắc Giang”, hàng năm, vào dịp 8/3, 20/10, hay Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6 có thể giao CLB Nhà báo nữ tổ chức chương trình toạ đàm về những phụ nữ làm báo; hoặc chương trình phát sóng do ê kíp toàn nhà báo nữ thực hiện nói về phụ nữ.
CLB nhà báo cao tuổi hiện có rất nhiều “cây đa, cây đề” và những người từng làm quản lý báo chí. Nếu được Hội Nhà báo tổ chức hoặc kết nối, hoàn toàn có thể đảm đương vai trò truyền nghề, chia sẻ kinh nghiệm làm báo cho các phóng viên trẻ hoặc tham gia các hoạt động ngoại khoá, truyền cảm hứng cho các em học sinh đang muốn hướng nghiệp, chọn nghề làm báo trong tương lai.
Nhà báo Thế Phương, Đài PT-TH tỉnh:
Nơi chắp cánh các tác phẩm báo chí
Hội Nhà báo tỉnh thường xuyên phối hợp tổ chức các giải báo chí ở nhiều lĩnh
![]() |
Qua các giải báo chí đã tạo cơ hội cho nhiều hội viên, phóng viên gửi tác phẩm tham gia, trong đó có cả phóng viên các cơ quan báo chí trung ương, các ngành và huyện, thành phố. Các nhà báo đều xem giải báo chí là “sân chơi bổ ích” để đầu tư trí tuệ, công sức, xây dựng những loạt tác phẩm chất lượng, được độc giả, khán, thính giả đánh giá cao và thiết thực góp phần nâng cao uy tín cho cơ quan báo chí.
Qua những giải báo chí đã chắp ánh cho nhiều tác phẩm bay xa và đến với đông đảo công chúng. Khi “đứa con tinh thần” của mình được công nhận và đoạt giải thưởng không chỉ mang lại niềm vui cho nhà báo mà còn là động lực để mỗi người cố gắng hơn.
Các giải báo chí còn là cơ hội tốt để mỗi nhà báo biết được nhiều tác phẩm xuất sắc của đồng nghiệp, định vị được khả năng của bản thân, từ đó bổ sung thêm kiến thức để có tác phẩm chất lượng nhất.
Bên cạnh vai trò của Hội qua việc phối hợp tổ chức các giải báo chí, bản thân mỗi nhà báo không ngừng nỗ lực để thích ứng với tình hình thực tiễn và tiếp cận phương thức làm báo hiện đại. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, để tác phẩm báo chí có sức sống, lay động công chúng, nội dung cần bám sát hơi thở cuộc sống, được dự luận xã hội quan tâm.
Nhà báo Đặng Giang, Trưởng VP Thường trú Báo Nhân Dân tại Bắc Giang:
Điểm tựa tin yêu của phóng viên thường trú
Cùng với sự bứt phá trên mọi phương diện của tỉnh, những năm qua, nhiều cơ
![]() |
quan báo chí trung ương đã tăng cường đặt văn phòng đại diện và cử phóng viên theo dõi địa bàn. Ngoài TTXVN, báo Nhân Dân, Tiền phong, gần đây, tạp chí Doanh nghiệp và tiếp thị cùng 15 cơ quan báo chí khác đã cử phóng viên thường trú và phóng viên theo dõi địa bàn.
Dù còn gặp khó khăn nhất định song Hội Nhà báo tỉnh đã rất nỗ lực trong đổi mới hoạt động; đề xuất và triển khai hiệu quả nhiều chương trình thiết thực gắn liền với hoạt động nghề nghiệp của phóng viên, đồng thời tổ chức các hoạt động thu hút hội viên, trong đó có phóng viên thường trú.
Hội thực sự là điểm tựa tin cậy trong hoạt động hỗ trợ nghiệp vụ, bảo vệ quyền lợi cũng như thúc đẩy các hoạt động giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các nhà báo, hội viên.
Bản thân các phóng viên thường trú cũng đã chủ động bắt nhịp và tham gia có trách nhiệm, hiệu quả vào nhiều hoạt động của hội như: Tham gia Giải báo chí Thân Nhân Trung; bình xét tác phẩm chất lượng cao; các hội thảo chuyên đề… Dù vậy, một số thời điểm, sự tham gia công tác hội cũng như sinh hoạt, trao đổi nghiệp vụ của phóng viên thường trú còn chưa sâu sắc.
Mong rằng, trong thời gian tới, Hội Nhà báo tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Hội Nhà báo Việt Nam, các sở, ngành chức năng của tỉnh để hoạt động Hội có nhiều khởi sắc hơn nữa; đồng thời thường xuyên quan tâm nắm bắt khó khăn vướng mắc, đặc thù của phóng viên thường trú, góp phần để đội ngũ này gắn bó mật thiết hơn với “Mái nhà chung”, đóng góp nhiều hơn cho hoạt động Hội.
Nhà báo Trịnh Lan, Báo Bắc Giang:
Nâng cao kỹ năng tác nghiệp trong thời đại số
Thời đại công nghệ 4.0, bên cạnh thuận lợi, người làm báo cũng gặp vô vàn thách
![]() |
thức, nhất là cạnh tranh thông tin. Khác với báo chí truyền thống, cách tiếp cận thông tin của công chúng đã thay đổi nhiều, theo đó báo chí cũng cần đổi mới về tư duy làm báo, thay đổi thói quen tác nghiệp.
Nắm bắt nguyên vọng hội viên và xu thế làm báo hiện đại, Hội Nhà báo tỉnh đã quan tâm phối hợp với các cơ quan báo chí tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng làm báo hiện đại cho hội viên. Giảng viên là những người làm báo chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm công tác tại cơ quan báo chí lớn ở T.Ư.
Nội dung bồi dưỡng, tập huấn tập trung vào kỹ năng làm báo qua điện thoại; kỹ năng xử lý thông tin báo điện tử, thực hiện tác phẩm báo chí nhiều cửa sổ thông tin, các tác phẩm báo chí mới như Emagazine, Infographic… để đáp ứng đa dạng nhu cầu thông tin của các đối tượng bạn đọc.
Bên cạnh đó, Hội nhà báo thường xuyên quan tâm giáo dục nâng cao đạo đức người làm báo; tổ chức tập huấn kỹ năng viết bài tuyên truyền về xây dựng đảng và hệ thống chính trị, phản bác quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Qua đó giúp các nhà báo, hội viên nâng cao chuyên môn nghiệp vụ vận dụng vào thực tiễn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Lê Minh (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc (0)