Chăm sóc ổi sau mưa bão
![]() |
Cần có biện pháp chăm sóc phù hợp để ổi sớm phục hồi. |
Để chăm sóc cây ổi sau mưa bão, nông dân cần tạo rãnh thoát nước nhanh, sử dụng máy bơm nếu như vườn ngập úng nặng, hạn chế tối đa đi lại trong vườn để tránh làm cho cây bị lay gốc. Dọn sạch vườn cho thông thoáng, loại bỏ nơi trú ngụ của sâu bệnh hại.
Các loại bệnh do nấm gây ra như bệnh thán thư, bệnh thối rễ, ruồi đục trái… thường xuất hiện trong thời điểm này, người dân cần cắt tỉa cành già, cành gãy rồi mang đi nơi khác tiêu hủy, phun thuốc phòng nấm bệnh. Để bộ rễ không bị xâm hại bởi bệnh thối rễ, lở cổ rễ, người trồng nên rắc vôi xung quanh gốc cây, đồng thời quét vôi lên trên gốc.
Việc bón phân cho cây sau mưa lũ là hạn chế, tuy vậy sau khi nước rút và đất mặt xung quanh gốc cây ổi đã khô ráo thì nông dân có thể tiến hành bón phân cho cây. Loại phân ưu tiên chọn cần bảo đảm tiêu chí giúp bộ rễ nhanh phục hồi, nên chọn các loại phân hàm lượng Kali cao như Kali Humate 09F, Kali Humate 02S, Humate Crystal... Khi cây xanh tốt trở lại nên sử dụng các dòng phân có hàm lượng lân cao giúp cây nhanh hấp thu dinh dưỡng và không bị yếm khí.
Bên cạnh đó, người dân nên sử dụng chất điều hòa sinh trưởng Cytokinin DA6 để giải độc cho vườn ổi trong trường hợp sử dụng thuốc quá nhiều hoặc khi cây chịu ảnh hưởng bởi hạn hán, mưa bão… Cách dùng như sau: Sử dụng từ 10 đến 16 mg pha với 1 lít nước sạch phun cho cây khi cây đã được hồi xanh hoặc sau khi sử dụng phân Kali Humate từ 7 đến 10 ngày. Khi sử dụng Cytokinin DA6 phun cho cây ổi nên phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát để cây có thể hấp thu tốt nhất.
Mạc Yến (t/h)
Ý kiến bạn đọc (0)