Các địa phương căng mình chống bão Yagi
Bão số 3 đã đi qua các tỉnh phía Bắc và bước đầu đã gây ra những thiệt hại về người và tài sản.
* 22:10 ngày 07/9/2024
Bão giảm cấp
Lúc 22h bão giảm còn cấp 8-9, giật cấp 11, sức gió mạnh nhất 74 km/h. Bão đang theo hướng Tây với tốc độ 15-20 km/h, tâm đang ở khu vực Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên.
* 20:10 ngày 07/9/2024
Gió bão giật liên hồi, nhiều huyện ngoại thành Hà Nội mất điện
Mưa lớn, gió giật mạnh khiến nhiều tòa nhà cao tầng ở Hà Nội rung lắc, nứt kính, hầu hết các quận, huyện ngoại thành như: Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Trì, Sóc Sơn... bị mất điện.
- Lúc 19h, bão Yagi giảm xuống cấp 10-11, sức gió mạnh nhất 117 km/h, giật cấp 13, tâm bão ở tỉnh Hải Dương.
- TP Hà Nội bắt đầu mưa lớn, gió mạnh từ đầu giờ chiều 7/9.
- Từ 19h đến 1h sáng 8/9 dự báo là thời điểm gió giật mạnh nhất.
* 18:50 ngày 07/9/2024
4 người chết, 78 người bị thương khi bão số 3 đổ bộ Quảng Ninh - Hải Phòng
Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, tính đến 17 giờ ngày 7/9, do ảnh hưởng của bão số 3 đã có 4 người chết (Quảng Ninh ghi nhận 3 người, Hải Dương có 1 người) và 78 người khác bị thương (Quảng Ninh có 58 người, Hải Phòng ghi nhận 20 người).
![]() |
Một cần cẩu tại cảng Mipec Hải Phòng bị bão số 3 quật đổ. |
Dự báo từ chiều tối nay đến sáng 8/9 là đỉnh điểm mưa lớn ở khu vực Đông Bắc Bộ với lượng mưa phổ biến 80-200mm, cục bộ có nơi trên 400mm.
Trong ngày và đêm 8/9, Đông Bắc Bộ tiếp tục có mưa vừa, có nơi mưa to và giông với lượng mưa phổ biến 20-60mm, có nơi trên 150mm, riêng khu vực vùng núi có mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 60-120mm, cục bộ có nơi trên 250mm.
Phía Tây Bắc Bộ, mưa lớn nhất từ từ chiều tối 7/9 đến sáng 9/9 với lượng mưa phổ biến 100-350mm, cục bộ có nơi trên 500mm.
Nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng tại các nơi trũng thấp tại miền Bắc.
* 18:45 ngày 07/9/2024
Tâm bão đang tiến đến Hải Dương
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, bão Yagi đang trên khu vực giáp ranh Quảng Ninh - Hải Phòng - Hải Dương, sức gió mạnh nhất 133 km/h, cấp 11-12, giật cấp 15. Tâm bão cách Hà Nội khoảng 140 km.
* 18:30 ngày 07/9/2024
Quảng Ninh: 3 người chết, 13 người mất liên lạc
Theo báo cáo nhanh của Công an tỉnh Quảng Ninh đến cuối giờ chiều 7/9, thiệt hại do bão số 3 trên địa bàn ghi nhận 3 người chết, 4 người bị thương, 6 người và 1 tàu mất tích, 1 cần cẩu bị đổ, 14 tàu bị đắm.
![]() |
Tàu của 9 ngư dân bị đứt neo (màu xanh) được lực lượng Hải quân tiếp cận, cứu kéo. Ảnh: Quân chủng Hải quân. |
Tàu cần cẩu Tiến Thành 05 thuộc Công ty cổ phần Thương mại Logistic Quảng Ninh neo tránh trú bão tại Vũng Đục - Cẩm Phả bị mất tích cùng 7 thuyền viên. Hai tàu cần cẩu khác là Tiến Thành 02, Tiến Thành 03 bị trôi dạt, mắc kẹt tại cung Cá Heo, TP Hạ Long. Trên mỗi tàu có khoảng 10 người.
Tàu Thiên Thuận Thành 01 cùng 4 người bị trôi neo, nước tràn vào buồng máy tại khu vực Hòn Vụng Gianh, Quảng Ninh. Hiện nay, tàu và 4 thuyền viên an toàn.
Tàu kéo biển Hồng Gai (thuộc Công ty cổ phần Cảng Quảng Ninh cảng Quảng Ninh) khi neo tránh bão tại khu vực hang Bồ Nâu, trên tàu có 7 thuyền viên đã bị mất tích. Tàu lai dắt Hạ Long 08 đã vớt được một thi thể, 6 người còn lại chưa được tìm thấy.
Ngoài ra, một tàu cá không rõ tên bị hỏng máy, trên tàu có một người, trôi dạt tại khu vực hòn Vạn Bội - Cát Bà. Gần vị trí tàu bị nạn có tàu cảnh sát biển cách 6 hải lý sẵn sàng cơ động đi tìm kiếm cứu nạn, tuy nhiên do thời tiết xấu chưa tiếp cận được tàu bị nạn.
* 17:25 ngày 07/9/2024
Bão số 3 vẫn còn rất mạnh, gió cấp 12, giật cấp 13
Bão số 3 vẫn còn gió mạnh cấp 12, giật cấp 13 và đi sâu vào đất liền. Bão gây gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9-10 tại Hà Nội trong chiều và đêm 7/9, cơ quan khí tượng khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà.
![]() |
Lực lượng chức năng xử lý cây bật gốc trên đường ở Quảng Ninh. |
Theo ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo thời tiết Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia - cho biết bão số 3 đã vào đất liền và tiếp tục di chuyển vào khu vực Đông Bắc Bộ, trọng tâm là Quảng Ninh và Hải Phòng.
Bão đã gây gió rất mạnh tại: Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 13, giật cấp 14; đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 13, giật cấp 16; Tiên Yên (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 9, giật cấp 11; Đầm Hà (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 10, giật cấp 13; Cửa Ông (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 12, giật cấp 14; Bãi Cháy (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 14, giật cấp 17, Phù Liễn (Hải Phòng) gió mạnh cấp 8, giật cấp 10; Cát Hải (Hải Phòng) gió mạnh cấp 7, giật cấp 10; Đông Xuyên (Hải Phòng) gió mạnh cấp 9, giật cấp 10; Ba Lạt (Thái Bình) gió mạnh cấp 8, giật cấp 10…
Ở khu vực phía Đông Bắc Bộ đã có mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to như: Cửa Ông (Quảng Ninh) 113mm, Cẩm Phả (Quảng Ninh) 110mm, Cát Bà (Hải Phòng) 86mm…
Ông Hưởng nhận định trong 3 và 6 tiếng tới, bão tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu dần nhưng trong thời gian này vẫn giữ cường độ cấp 9 đến cấp 11. Sau đó bão sang phía Tây Bắc Bộ và suy yếu thành vùng áp thấp.
Từ nay đến chiều tối và đêm 7/9, Quảng Ninh đến Nam Định tiếp tục có gió mạnh cấp 9 đến cấp 11, giật cấp 13-14.
Khu vực sâu trong đất liền Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Hưng Yên cũng có gió bão cấp 8-9, giật cấp 11-12.
"Cường độ bão hiện tại vẫn rất mạnh khi gió mạnh cấp 12, gió giật cấp 13-14. Do đó khi bão vào sâu đất liền vẫn gây gió cấp 9-10 ở nhiều tỉnh. Hà Nội gió mạnh cấp 6-7 và giật cấp 9-10. Đây là gió rất mạnh ít thấy ở Bắc Bộ nên nguy hiểm do gió mạnh và mưa ở đất liền Bắc Bộ vẫn chưa qua" - ông Hưởng cảnh báo.
Ông Hưởng cho biết thêm do bão số 3 có hoàn lưu rộng nên tác động tới nhiều nơi ở miền Bắc ngay khi bão vào ven biển, trong đó có Hà Nội, Thanh Hóa và Nghệ An.
* 17:02 ngày 07/9/2024
Bão số 3 gây một số thiệt hại ban đầu tại Bắc Giang
Mặc dù mới đi vào đất liền song bão số 3 đã gây ra một số thiệt hại trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Cụ thể, nhiều cây trồng, cây xanh, mái tôn, bảng, biển quảng cáo, cột điện… bị gió làm đổ, gẫy, tốc mái.
Vào hồi 14 giờ 45 phút, chiều 7/9, bão số 3 gây gió mạnh làm chập điện, cháy nổ, ảnh hưởng nhiều nhà dân tại đường Võ Nguyên Giáp, xã Tân Mỹ, TP Bắc Giang (Bắc Giang).
Nguyên nhân là do bão số 3 gây sập biển quảng cáo đè vào đường dây gây chập điện tại tủ điện đầu ngã tư đường Võ Nguyên Giáp giao cắt với đường Lư Giang, gây ra đám cháy.
Ngay khi có sự cố xảy ra, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ - Công an tỉnh Bắc Giang đã điều động 3 xe cứu hỏa đến dập tắt đám cháy. Sau khoảng 30 phút xuất hiện sự cố gây cháy nổ, đám cháy được dập tắt. Không có thiệt hại về người và tài sản.
![]() |
Tủ điện tại ngã tư đường Võ Nguyên Giáp giao cắt với đường Lư Giang bị chập cháy. |
Theo thông tin từ Công ty Điện lực Bắc Giang, do ảnh hưởng của bão số 3, tính đến 15 giờ 30 phút ngày 7/9, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 32 đường dây trung áp bị sự cố gây gián đoạn cung cấp điện cho hơn 300 nghìn khách hàng, chiếm khoảng 50% khách hàng trên toàn tỉnh.
Trong đó, mất điện toàn bộ các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, gần toàn bộ huyện Lục Nam (chỉ còn một đường dây cấp điện cho UBND huyện, Trung tâm Y tế huyện Lục Nam và một số khách hàng trọng yếu); một phần các huyện: Lạng Giang, Yên Thế, Việt Yên, Hiệp Hoà, Yên Dũng, TPBG, Tân Yên cũng bị mất điện.
Hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang xuất hiện nhiều điểm cây gãy, cột điện đổ đè vào đường dây điện gây sự cố.
Công ty Điện lực Bắc Giang khuyến nghị khách hàng thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, hạn chế sử dụng điện, tách nguồn điện nếu phát hiện nguy cơ chập, cháy và mất an toàn do ảnh hưởng của bão số 3 gây ra.
![]() |
Công trình mái tôn tại một trường học ở Sơn Động bị gió làm hỏng. |
Theo thống kê ban đầu, tại huyện Lạng Giang đã xảy ra đổ gẫy 13 cây xanh, 21,5 ha lúa, ngoài ra trên địa bàn xảy ra mất điện diện rộng. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các xã, thị trấn đã nhanh chóng bố trí lực lượng thu dọn và phối hợp với ngành điện xử lý sự cố.
![]() |
Trụ sở Công an thị trấn Tây Yên Tử (Sơn Động) bị tốc mái. |
Tại huyện Lục Ngạn, thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện, trên địa bàn huyện có nhiều nhà ở, công trình bị ảnh hưởng do bão, gồm: 9 cột điện gẫy, 117 công trình bị tốc mái, 500 m vành lao bị đổ, nhiều cây xanh, cây ăn quả bị gãy đổ, 1 nhà xưởng bị sập.
![]() |
Cây đổ ở khu vực Bách Nhẫn, xã Hùng Sơn (Hiệp Hòa). |
![]() |
Một hộ dân ở xã Long Sơn (Sơn Động) bị đổ tường nhà. |
Tại huyện Yên Dũng, Trường Tiểu học Nham Biền số 2 bị tốc mái tôn; một số cây xanh tại các xã: Tiến Dũng, Đồng Phúc, Xuân Phú, Tiến Dũng, Đồng Việt... bị gãy đổ. Tường bao Trường THCS xã Xuân Phú bị đổ; 1 nhà màng 2 nghìn m2 và 500 m2 mái nuôi thủy sản bị tốc mái; khoảng 60 ha lúa tại xã Đồng Việt bị thiệt hại...
* 16:18 ngày 07/9/2024
Lực lượng công an Bắc Giang trực 100% quân số, hỗ trợ khắc phục hậu quả do mưa bão
Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 (Yagi), Công an tỉnh Bắc Giang chỉ đạo các đơn vị, công an các huyện, thị xã, TP trực 100% quân số từ chiều 6/9, sẵn sàng ứng phó, xử lý tình huống, giúp đỡ nhân dân.
Theo đó, các đơn vị công an thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ" (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ), chú ý bảo quản vật tư, tài liệu, trang thiết bị… nhất là hệ thống máy tính, thông tin liên lạc.
Tăng cường tuyên truyền, khuyến cáo nhân dân về phòng, chống lụt bão, hạn chế di chuyển, bảo vệ an toàn tài sản, phòng ngừa đối tượng lợi dụng thiên tai hoạt động phạm tội.
Nắm tình hình ở các địa bàn, chủ động, sẵn sàng hỗ trợ, cứu trợ nhân dân khi bị ảnh hưởng bởi bão lụt.
![]() |
Công an huyện Lục Nam khắc phục cây đổ trên đường giao thông tại thị trấn Đồi Ngô. |
Công an tỉnh và công an các huyện, thị xã, TP thành lập các tổ công tác trực tiếp xuống địa bàn cơ sở để kiểm tra việc tham mưu, triển khai các biện pháp phòng, chống thiên tai của công an các địa phương.
Nghiêm túc kiểm tra trước, trong và sau bão; chú trọng các điểm xung yếu, bảo đảm an toàn giao thông, có phương án xử lý khi xảy ra mưa lũ, sạt lở đất… gây chia cắt địa bàn.
Đến chiều 7/9, trên địa bàn các huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động… một số tuyến đường có cây, cột điện bị đổ, nhiều hộ dân bị tốc, lật mái nhà. Công an các xã, thị trấn phối hợp với lực lượng quân sự tổ chức lực lượng thu dọn, giải tỏa để bảo đảm giao thông thông suốt. Đồng thời bố trí cán bộ, chiến sĩ trực, đặt biển cảnh báo tại các khu vực sông, suối, ngầm để hướng dẫn nhân dân đi lại an toàn.
* 15:27 ngày 07/9/2024
Tâm bão số 3 đang trên vùng ven bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng, gió vẫn mạnh cấp 12-13.
Thông tin từ Tổng công ty Điện lực miền Bắc, bão đã gây sự cố cho 76 đường dây trung áp và làm gián đoạn cung cấp điện cho hơn 238.000 khách hàng trên địa bàn Quảng Ninh. Ước khoảng 40% khách hàng trên địa bàn tỉnh bị mất điện.
![]() |
Cột điện gãy đổ hàng loạt tại thành phố Cẩm Phả (Quảng Ninh). |
Các khu vực bị ảnh hưởng chủ yếu ở Móng Cái, Hải Hà, Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ, Vân Đồn, Cô Tô, Hạ Long, Quảng Yên. Công ty Điện lực Quảng Ninh đã huy động hơn 600 cán bộ nhân viên ứng trực tại các đơn vị để sẵn sàng khắc phục sự cố ngay sau khi cơn bão tan.
Còn tại thành phố Hải Phòng, bão đã gây mất điện diện rộng, tổng số khách hàng đang bị mất điện khoảng 400.000 khách hàng.
Tại Thái Bình, ảnh hưởng của bão cũng gây nhiều sự cố lưới điện trung áp, khiến khoảng 570.000 khách hàng bị mất điện. Các công ty Điện lực đã chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật tư, trang thiết bị để sau khi bão tan sẽ khẩn trương kiểm đếm, khắc phục sự cố, cấp điện trở lại cho khách hàng.
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đến thời điểm 14 giờ ngày 7/9, do ảnh hưởng của gió rất mạnh và mưa lớn của bão số 3, nhiều đường dây truyền tải điện 500kV và 220kV ở khu vực Quảng Ninh và Hải Phòng bị sự cố, đồng thời một số đường dây truyền tải điện được chủ động cắt điện để đảm bảo an toàn.
Với lưới điện phân phối, do ảnh hưởng bởi cơn bão, đến 14 giờ ngày 7/9, gần như toàn bộ phụ tải của tỉnh Quảng Ninh và 80% phụ tải của TP Hải Phòng bị mất điện do sự cố nhiều đường dây trung áp.
Sau khi bão đi qua và gió mạnh giảm dần, việc khôi phục vận hành và cung cấp điện sẽ được khẩn trương triển khai.
- 12h, tâm bão đi vào bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng với sức gió cấp 12-13.
- Toàn TP Hải Phòng, hai tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình bị cắt điện.
- TP Hà Nội từ 15h có gió cấp 6-7, mưa 200-300 mm trong ngày 7-8/9.
* 14:30 ngày 07/9/2024
Quảng Ninh, Thái Bình mất điện diện rộng
Đại diện Điện lực Quảng Ninh cho biết, hiện toàn tỉnh đã cắt điện để bảo đảm an toàn. Thống kê nhanh tại tỉnh Quảng Ninh, 14 trạm biến áp 110kV bị tách khỏi vận hành, 84 đường dây trung áp gặp sự cố do bão Yagi. Hiện 4 lộ đường dây đã được ngành điện khắc phục sự cố. Khoảng 274.000 khách hàng trên địa bàn bị mất điện.
Tại tỉnh Thái Bình, theo báo cáo nhanh, 4 đường dây 110kV gặp sự cố, 3 trạm biến áp 110kV đang mất điện. 110 lộ đường dây trung áp (cấp điện áp từ 15kV trở lên) mất điện. Khoảng 570.000 khách hàng ở tỉnh Thái Bình bị mất điện. Hiện tại các công ty điện lực ở địa phương đã chuẩn bị đủ vật tư, trang thiết bị, đợi bão tan sẽ sớm sửa chữa, cấp điện trở lại cho người dân.
* 14:20 ngày 07/9/2024
Nằm trong tâm bão cấp 12, quận Đồ Sơn trời mưa mù mịt, gió rít ghê tai. Hàng cây thông, cau vua xơ xác, gãy đổ nghiêng ngả. Video: VnExpress
* 14:15 ngày 07/9/2024
Ảnh hưởng bão số 3, Hà Nội có 1 người tử vong, 6 người bị thương do cây đổ
Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Hà Nội, tính đến 7 giờ ngày 7/9, trên địa bàn thành phố có 7 người bị thương vong do cây đổ.
Cụ thể, quận Hoàng Mai có một người chết, một người bị thương do cây đổ; quận Hoàn Kiếm 3 người bị thương; quận Hai Bà Trưng 2 người bị thương, một xe máy hư hỏng do cây đổ; quận Hà Đông có một xe ô tô bốn chỗ và một xe ô tô khách bị hư hỏng do cây đổ.
Cẩn cầu quay vòng tròn trong gió bão. Video: VnExpress
Cũng theo báo cáo, ngay trong đêm 6/9, 160 người dân sống tại chung cư xuống cấp A7 Tân Mai, phường Tân Mai, Quận Hoàng Mai (được xây dựng cách đây từ năm 1964, nay đã xuống cấp, thuộc nhóm nguy hiểm cấp C) đã được chính quyền quận Hoàng Mai di dời đến Trường tiểu học Tân Mai cách đó 300m để đảm bảo an toàn trước khi bão Yagi đổ bộ.
Tại nơi ở tạm, chính quyền đã chuẩn bị nhu yếu phẩm thiết yếu như mì tôm, nước uống, chăn chiếu cho người dân. Phường Tân Mai đã thành lập các tổ công tác gồm các ban ngành đoàn thể để hỗ trợ dân di dời.
Đến 6 giờ ngày 7/9, trên địa bàn Thành phố không có điểm úng ngập. Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội tiếp tục vận hành các trạm bơm: Trạm bơm Đồng Bông 1 (mới) vận hành 3/3 bơm; Trạm bơm Cổ Nhuế vận hành 2/4 bơm; Trạm bơm DPS (Bắc Thăng Long - Vân Trì) vận hành 1/4 bơm; Trạm bơm Yên Sở vận hành 6/15 bơm khẩn cấp, 5 bơm thông thường. Các huyện, thị xã và Công ty Thủy lợi Hà Nội báo cáo, 7 giờ ngày 7/9/2024, vận hành 9 trạm bơm tiêu với 32 máy bơm, tổng lượng bơm tiêu khoảng 79.300m3/h.
* 14:10 ngày 07/9/2024
Tổ chức bơm tiêu nước đệm, di dời tài sản, hạn chế thiệt hại do bão số 3
Toàn tỉnh Bắc Giang có hơn 200 tổ máy bơm tiêu do các Công ty: TNHH Khai thác công trình thủy lợi Bắc Sông Thương; TNHH Khai thác công trình thủy lợi Nam Sông Thương và Trung tâm Bơm tiêu thoát nước đô thị TP Bắc Giang quản lý.
Do ảnh hưởng của bão số 3, từ sáng sớm nay, trên địa bàn tỉnh có mưa vừa và mưa to. Để sẵn sàng cho công tác tiêu úng khu đô thị, khu công nghiệp và dân sinh, các công ty khai thác công trình thủy lợi và Trung tâm Bơm tiêu thoát nước đô thị TP Bắc Giang đã huy động lực lượng, tổ chức vận hành các tổ máy để bơm tiêu nước đệm từ đồng, khu đô thị, khu dân sinh ra sông.
![]() |
Lãnh đạo Trung tâm Bơm tiêu thoát nước đô thị TP Bắc Giang chỉ đạo vận hành thiết bị bơm tiêu nước đệm ra sông Thương tại Trạm bơm Văn Sơn. |
Huyện Yên Dũng là địa bàn có nhiều khu vực trũng, thấp, thường xuyên ngập úng khi có mưa lớn kéo dài. Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, các đơn vị liên quan của huyện trực 100% quân số, sẵn sàng triển khai các phương án phòng, chống thiên tai.
Ông Hoàng Hữu Hà, Phó Giám đốc Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi Nam Yên Dũng thông tin, đơn vị chịu trách nhiệm bơm tiêu úng với lưu vực hơn 14 nghìn ha, trong đó khoảng 5 nghìn ha sản xuất nông nghiệp còn lại là khu dân sinh và đô thị. Toàn Xí nghiệp có 140 tổ máy ở 8 trạm bơm tiêu kết hợp. Một số đã vận hành để bơm tiêu nước đệm.
![]() |
Trạm bơm Cống Bún vận hành một số tổ máy bơm tiêu nước đệm ra sông Thương. |
Ở nhiều địa phương như Hiệp Hòa, Tân Yên, Lạng Giang, Lục Ngạn, TP Bắc Giang, các đơn vị chức năng huy động nhân lực cùng trang thiết bị tổ chức trục vớt bèo, rác thải từ thượng nguồn trôi về phía cửa cống để bảo đảm nước tiêu thoát kịp thời.
![]() |
Lực lượng chức năng xã Hương Lâm (Hiệp Hòa) vớt bèo, rác trên kênh tiêu Ngọ Khổng 2. |
*Tại xã Sa Lý (Lục Ngạn), để bảo đảm an toàn cho người và tài sản, UBND xã vừa tổ chức sơ tán 12 hộ dân thuộc các thôn: Đồn Cây Lâm, Trạm và Xé Mòng (sinh sống trong khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt). Các hộ dân được bố trí đến trú bão tại nhà văn hóa thôn hoặc gia đình người thân có nhà ở kiên cố.
![]() |
Người dân ở thôn Đồn Cây Lâm di chuyển lương thực đến nơi an toàn. |
Đồng thời, chính quyền xã tổ chức tuyên truyền, hỗ trợ người dân cắt, tỉa các cây có nguy cơ đổ, gãy; hỗ trợ người dân di chuyển lương thực, thực phẩm, đàn gia súc, gia cầm, đồ dùng, máy móc đến khu vực an toàn.
Báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tại và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) các huyện, thị xã, TP, hiện chưa có thiệt hại về người do bão số 3. Về sản xuất nông nghiệp, tại xã Quang Thịnh và thị trấn Vôi (Lạng Giang) bị đổ 2 ha lúa.
Đồng chí Khổng Văn Nguyên, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi (Sở Nông nghiệp và PTNT), Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT - TKCN tỉnh cho biết, trong ngày trên địa bàn tỉnh tiếp tục có mưa vừa, mưa to, một số nơi xuất hiện dông, lốc. Do vậy, người dân lưu ý tránh xa những khu vực nguy hiểm như: Cột điện, cây cối có nguy cơ gãy đổ, nơi có nguy cơ sạt lở, nước chảy xiết; hạn chế đi ra ngoài đường nếu không thực sự cần thiết.
* 13:55 ngày 07/9/2024
6 tàu chìm, hàng trăm cây xanh bị gãy đổ
Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai cho biết, đến hơn 13 giờ ngày 7/9, tại Quảng Ninh, Hải Phòng, bão Yagi đã làm 5 tàu xi măng, một tàu gỗ loại nhỏ bị chìm tại nơi neo đậu (Quảng Ninh); 146 cây xanh bị đổ (Quảng Ninh 100; Hải Phòng 46).
Bè bị gió đánh tơi tả trôi trên biển. |
Các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Thái Bình chưa ghi nhận thiệt hại.
Tại tỉnh Hải Dương, do mưa gió mạnh, xe máy chở hai người đang lưu thông trên đường 392, thôn Đỗ Xuyên, xã Quang Minh (hướng Thanh Miện đi Gia Lộc) bị cây ven đường đổ đè vào xe. Hậu quả, một người đàn ông 53 tuổi trú ở huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) tử vong.
* 13:20 ngày 07/9/2024
TP Bắc Giang: Các trường học thực hiện “sân trường không, hành lang trống, phòng học kín” để tránh bão
Theo chỉ đạo của Phòng GD&ĐT TP Bắc Giang (Bắc Giang), để ứng phó với cơn bão số 3, ngoài việc cho học sinh nghỉ học ngày 7/9, các trường học thành lập tổ phòng, chống bão, dọn dẹp, che chắn, cài chốt, đóng cửa các phòng học, phòng làm việc theo phương châm “sân trường không, hành lang trống, phòng học kín”.
Cụ thể, sân trường, hành lang được dọn sạch, để trống; phòng học được đóng kín cửa sổ, cửa chính, không để gió giật bung cửa gây hỏng hóc, đổ vỡ.
![]() |
Giáo viên Trường Mầm non Hoa Hồng (TP Bắc Giang) dọn dẹp chống bão. |
Hệ thống cây trong sân trường được cắt tỉa cành to, chằng dây, chống cột, cây cảnh được đưa vào trong phòng để giảm thiểu gẫy, đổ, bật gốc. Các phòng học, phòng chức năng được ngắt hệ thống điện để bảo đảm an toàn. Các trường phân công, bố trí lịch trực bão từ ngày 6/9 đến khi bão tan.
Qua kiểm tra của Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Bắc Giang, các nhà trường đều thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bão số 3.
* 13:10 ngày 07/9/2024
TP Bắc Giang: Di chuyển khẩn cấp người dân ở khu chung cư cũ đến nơi an toàn
Ngày 7/9, lực lượng chức năng TP Bắc Giang phối hợp với UBND phường Trần Nguyên Hãn tổ chức hỗ trợ di dời hộ dân từ các tòa chung cư cũ trên địa bàn phường đến nhà văn hóa tổ dân phố số 6 để bảo đảm an toàn khi bão số 3 đổ bộ.
Từ sáng sớm, UBND TP Bắc Giang và phường Trần Nguyên Hãn đã tổ chức lực lượng tuyên truyền, vận động hơn 20 hộ dân sinh sống rải rác tại 8 tòa chung cư cũ đã xuống cấp di chuyển khẩn cấp đến nơi ở mới để bảo đảm an toàn. Trực tiếp các đồng chí: Vũ Trí Hải, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP; Đặng Đình Hoan, Chủ tịch UBND TP và nhiều lãnh đạo các phòng, ngành có mặt tại các tòa chung cư để kiểm tra thực trạng và vận động người dân.
![]() |
Đồng chí Vũ Trí Hải (giữa) gặp gỡ, vận động các hộ dân di chuyển đến nơi an toàn. |
Bà Nguyễn Hải Yến, Chủ tịch UBND phường Trần Nguyên Hãn cho biết, phường đã bố trí phương tiện đưa người dân đến nhà văn hóa tổ dân phố số 6. Chính quyền đã chuẩn bị chăn màn, hệ thống điều hòa, thực phẩm, nước uống, thiết bị y tế... phục vụ người dân, nhất là người già và trẻ em.
![]() |
Các đồng chí: Vũ Trí Hải, Đặng Đình Hoan kiểm tra hiện trạng tại khu chung cư cũ. |
Trước đó, Chủ tịch UBND TP Bắc Giang đã ban hành quyết định tổ chức di dời khẩn cấp những người dân hiện đang ở tại các tòa chung cư cũ trên địa bàn phường Trần Nguyên Hãn để bảo đảm an toàn cho người dân.
Nhằm ứng phó với bão số 3, Chủ tịch UBND TP yêu cầu tập trung rà soát kỹ, triển khai ngay công tác bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân tại các khu vực nguy hiểm, nhất là trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản, khu vực có nguy cơ ngập sâu do mưa lũ, khu vực có nguy cơ sạt lở, không bảo đảm an toàn, khu vực có nguy cơ mất an toàn do hệ thống điện, công trình, cây xanh gãy, đổ…. Đặc biệt kiên quyết không để người dân ở lại khu vực nguy hiểm khi bão ảnh hưởng trực tiếp và mưa lũ lớn.
![]() |
UBND phường Trần Nguyên Hãn tổ chức cho người dân ký cam kết sơ tán khỏi khu chung cư cũ. |
![]() |
Vừa mới xuống nhập học và thuê trọ tại khu chung cư, các em Hoàng Phi Hùng (SN 2006) và Nguyễn Xuân Bắc (SN 2006) quê ở huyện Lục Ngạn sắp xếp đồ đạc, được chính quyền địa phương đón đến nơi tạm trú an toàn. |
![]() |
Lực lượng chức năng chuẩn bị chăn, gối phát cho người dân. |
![]() |
Nhiều vật tư, nhu yếu phẩm được chuẩn bị sẵn để bảo đảm nhu cầu người dân khi tránh bão. |
![]() |
Ông Nguyễn Văn Sơn, nhà A8 dẫn theo cháu đến tránh bão tại nhà văn hóa. |
![]() |
Người dân theo dõi tình hình bão Yagi tại nơi sơ tán. |
![]() |
Các tòa chung cư đều bị niêm phong. |
![]() |
Lực lượng chức năng niêm phong nhà người dân để bảo đảm tài sản trong thời gian người dân đi tránh bão. |
* 12:30 ngày 07/9/2024
Hải Phòng cắt điện toàn thành phố
Tâm bão đang đi vào khu vực giữa tỉnh Quảng Ninh và TP Hải Phòng gây gió mạnh, sức gió mạnh nhất 149 km/h, cấp 13. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết bão giữ hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15-20 km/h, đi sâu vào hai địa phương trên, sau đó là các tỉnh Đông Bắc Bộ, Việt Bắc.
Gió mạnh làm hàng loạt cây xanh gãy đổ trên các tuyến phố gây nguy hiểm cho lưới điện và người dân nên TP Hải Phòng chủ động cắt điện toàn thành phố.
* 12:00 ngày 07/9/2024
Bão Yagi đã vào vùng biển Quảng Ninh
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, tại đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 13, giật cấp 14; đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 13, giật cấp 16; tại huyện Tiên Yên gió mạnh cấp 9, giật cấp 11; Đầm Hà gió mạnh cấp 8, giật cấp 12; Cửa Ông gió mạnh cấp 12, giật cấp 14…
Toàn tỉnh Quảng Ninh hiện đang nỗ lực cao nhất ứng phó với bão Yagi.
* 11:40 ngày 07/9/2024
Bắc Giang: Các đơn vị quân đội sẵn sàng ứng phó bão, lụt
Để chủ động phòng, chống bão, giảm thiểu thiệt hại, các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tập trung rà soát hệ thống phao tập thể, phao cá nhân, hệ thống tàu, xuồng, thuyền, ô tô và các loại vật chất cần thiết trong phòng, chống bão lụt. Cán bộ, chiến sĩ chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc men, nhu yếu phẩm theo quy định, sẵn sàng lên đường nhận nhiệm vụ.
![]() |
Cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 3 (Quân khu 1) sẵn sàng nhận nhiệm vụ ứng phó với bão số 3. |
![]() |
Sư đoàn 3 (Quân khu 1) bảo đảm các điều kiện nhân lực, vật chất ứng phó với bão số 3. |
![]() |
Cán bộ Lữ đoàn 164 (Quân đoàn 12) kiểm tra phương tiện phòng, chống lụt bão. |
![]() |
Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang huyện Lạng Giang xử lý sự cố sạt trượt mái đê tại xã Nghĩa Hưng (Lạng Giang). |
![]() |
Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang huyện Sơn Động làm bè mảng sẵn sàng vận chuyển tài sản cho nhân dân khu vực bị ảnh hưởng bởi mưa bão. |
* 11h:30 ngày 07/9/2024
Bão áp sát đất liền, giảm còn cấp 13
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết lúc 11 giờ, tâm bão trên vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng, sức gió mạnh nhất 149 km/h, cấp 13, giảm một cấp so với lúc sáng. Bão đang theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15 km/h, gần một tiếng nữa đổ bộ khu vực giữa tỉnh Quảng Ninh và TP Hải Phòng.
Do ảnh hưởng của bão, 6 giờ qua Cát Bà của TP Hải Phòng mưa 80 mm; Cẩm Phả mưa 152 mm, Thanh Lâm (Quảng Ninh) mưa 180 mm. Đảo Bạch Long Vĩ có gió cấp 13, giật cấp 14; Cô Tô cấp 13, giật cấp 16; Tiên Yên (Quảng Ninh) cấp 9, giật cấp 11; Ba Lạt (Thái Bình) cấp 8, giật cấp 10.
* 11:00 ngày 07/9/2024
Bắc Giang: Nhiều phương án cứu nạn, hộ đê; huy động hơn 50 nghìn người tham gia
Bão số 3 đang di chuyển vào đất liền, dự báo ảnh hưởng lớn đến tỉnh Bắc Giang. Đến thời điểm này, các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã chuẩn bị tốt để sẵn sàng ứng phó với bão số 3.
Khoảnh khắc cây đè ôtô, xe máy ở trung tâm TP HCM.
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, công trình phòng chống thiên tai (PCTT) ở tỉnh Bắc Giang chủ yếu dựa vào hệ thống đê điều, thủy lợi với gần 400 km đê sông, 274 hồ chứa các loại; 203 đập dâng; 823 trạm bơm; 7.925 km kênh mương tưới, tiêu các cấp. Ngay từ đầu mùa mưa, lũ, đon vị chức năng đã kiểm tra, đánh giá toàn bộ công trình đê, kè, cống, hồ, đập. Tiến hành rà soát, cập nhật xây dựng và phê duyệt các phương án bảo vệ đê điều, hồ, đập, phương án phòng chống bão, lũ quét, sạt lở đất, chống úng ngập; phương án khôi phục sản xuất sau lũ, bão.
UBND các huyện, thị xã, TP phê duyệt 5 phương án hộ đê cấp IV và các phương án ứng phó, khắc phục thiên tai khác; phê duyệt phương án tích nước cho 21 đập, hồ chứa nước do các công ty thủy nông quản lý. Các địa phương đã phê duyệt phương án 2 tìm kiếm cứu nạn (TKCN), di dời dân trong vùng có nguy cơ sạt lở đất, sau đập, vùng ven sông, suối; tổ chức hiệp đồng với các đơn vị quân đội tham gia công tác PCTT - TKCN trên địa bàn toàn tỉnh và các địa phương.
![]() |
Thành viên Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh trực thường xuyên, theo dõi sát sao đường đi của cơn bão. Ảnh: Mai Toan |
Chuẩn bị cơ bản đầy đủ vật tư, nhân lực, phương tiện sẵn sàng ứng phó khi có thiên tai xảy ra. Về nhân lực có hơn 50 nghìn người, bao gồm lực lượng quân đội và lực lượng xung kích. Về vật tư đã chuẩn bị xuồng cứu hộ các loại 5 chiếc, nhà bạt các loại 130 bộ, áo phao cứu sinh 6.150 chiếc, phao tròn cứu sinh 10.050 chiếc, bè cứu sinh 110 chiếc, áo phao tự thổi 42 chiếc, xuồng cao su bơm hơi 6 bộ, rọ thép trên 1.000 chiếc, bao tải dứa trên 350 nghìn chiếc, đá hộc 20.805 m3 và một số loại vật tư dự trữ khác. Việc duy tu bảo dưỡng đê điều thực hiện cơ bản bảo đảm tiến độ đã được phê duyệt.
Cùng với việc chuẩn bị, công tác chỉ đạo ứng phó với bão số 3 được triển khai sớm, kịp thời đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân. Cùng với các công điện, mới đây Tỉnh ủy Bắc Giang có văn bản chỉ đạo tập trung ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3. Theo đó, hoãn, tạm dừng các cuộc họp không thật sự cấp bách để tập trung thực hiện tốt công tác ứng phó, phòng, chống bão, lũ với tinh thần phải chủ động phòng ngừa, ứng phó ở mức cao nhất, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của nhân dân và Nhà nước. Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão để chủ động có phương án cho học sinh ở các cấp học trên địa bàn tỉnh nghỉ học bảo đảm an toàn, phù hợp.
Chỉ đạo phân công lãnh đạo UBND tỉnh và lãnh đạo các cơ quan, sở, ban, ngành có liên quan trực tiếp xuống các địa bàn trọng điểm để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống bão, lũ.
![]() |
Trạm bơm Trúc Tay, phường Vân Trung (thị xã Việt Yên) được bảo dưỡng, phục vụ tiêu úng cho khu công nghiệp và vùng lân cận. Ảnh: Trường Sơn |
Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác triển khai ứng phó với bão, lũ tại địa phương được phân công phụ trách.
Các huyện ủy, thị ủy, thành ủy hoãn, tạm dừng các cuộc họp không thật sự cấp bách để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo; huy động cả hệ thống chính trị thực hiện tốt công tác ứng phó, phòng, chống bão, lũ, nhất là các địa phương, khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét; tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống bão, lũ, gia cố công trình bảo đảm an toàn đê điều, hồ, đập thủy lợi trên địa bàn.
Đồng chí bí thư cấp ủy, đồng chí phó bí thư cấp ủy - chủ tịch UBND huyện, thị xã, TP chịu trách nhiệm trước Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy nếu trên địa bàn xảy ra thiệt hại lớn về người và tài sản do chủ quan, lơ là, chậm trễ trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai ứng phó với bão, lũ.
![]() |
Cán bộ Trạm Khí tượng Thủy văn thường trực 24/24 giờ để cập nhật kịp thời thông tin về tình hình thời tiết. |
Xác định đây là cơn bão được dự báo có cường độ rất mạnh, phạm vi ảnh hưởng rộng, mức độ rủi ro thiên tai lớn, diễn biến phức tạp. Hiện nay, các địa phương trong tỉnh cũng đang rốt ráo triển khai những giải pháp bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho người dân.
Theo đồng chí Hoàng Văn Trọng, Chủ tịch UBND huyện Sơn Động, trong sáng nay huyện tổ chức di dời hàng chục hộ dân tại thị trấn An Châu, thị trấn Tây Yên Tử, xã Vĩnh An sinh sống ở vùng ven suối, nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét ra nơi ở mới.
Các địa bàn khác cũng đang bám sát tình hình, tổ chức lực lượng trực ban nghiêm túc, sẵn sàng xử lý khi phát sinh tình huống xấu.
* 10:20 ngày 07/9/2024
Bão số 3 cách bờ biển Quảng Ninh 130km, gần tới Cô Tô
Thực hiện công tác phòng, chống bão, tỉnh Quảng Ninh đã thành lập 7 đoàn công tác đi kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó bão số 3 trên địa bàn; phân công các đồng chí thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh chủ động xuống cơ sở để chỉ đạo về công tác ứng phó với bão số 3.
Bão gây gió mạnh và mưa lớn ở đảo Cô Tô.
Các địa phương và lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn tỉnh huy động 2.663 cán bộ chiến sĩ và xung kích phòng chống thiên tai, 68 ô tô các loại, 18 tàu, 59 xuồng, 6 xe đặc chủng. Tất cả đều ứng trực tại các địa bàn được phân công, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có yêu cầu. Đồng thời chuẩn bị vật tư phòng, chống thiên tai gồm: 64.290m2 vải bạt chống sóng; 13.828m3 đá hộc; 240.883 chiếc bao tải; 3.608 chiếc rọ thép; 4.961 kg dây thép; 5.550 m2 vải lọc… Các loại vật tư trên được bảo quản trong kho và tập kết tại những vị trí xung yếu trên các tuyến đê.
Tỉnh Quảng Ninh cấm biển từ 11 giờ ngày 6/9/2024; cơ bản hoàn thành việc kêu gọi tàu thuyền về nơi neo đậu, di dời người dân về nơi an toàn trước 16h ngày 6/9.
* 10:00 ngày 07/9/2024
Hai trực thăng sẵn sàng tham gia cứu nạn
Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cho biết đến sáng 7/9, khoảng 91.000 cán bộ, chiến sĩ quân đội; 360.000 dân quân tự vệ và dự bị động viên đã được huy động để ứng phó bão Yagi.
Các Quân khu 1, 2, 3, 4, 5, các Quân chủng Hải quân, Phòng không - Không quân, Bộ tư lệnh Biên phòng, Cảnh sát biển và Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã huy động tổng cộng gần 2.000 ôtô, xe đặc chủng, 6 máy bay và tàu thuyền các loại để ứng phó bão.
Trong đó, Binh đoàn 18 - Tổng công ty Trực thăng Việt Nam (Bộ Quốc phòng) đã bố trí 70 người cùng hai trực thăng để tham gia công tác tìm kiếm, cứu nạn.
* 7:45 ngày 07/9/2024
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 88/CĐ-TTg về tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Công điện gửi Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Vĩnh Phúc; Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo dục và Đào tạo, Công thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Ngoại giao, Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Công điện nêu rõ, theo báo cáo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, đêm 6/9, bão số 3 đã đi vào vịnh Bắc Bộ, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, giật cấp 17; từ ngày 7/9, bão sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Bộ gây gió mạnh, mưa lớn (lượng mưa phổ biến 100-350mm, cục bộ có nơi trên 500mm), nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các đô thị, vùng thấp trũng, sạt lở đất, lũ quét ở trung du và miền núi. Để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt, nghiêm túc, có hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3 tháng 9 năm 2024 và số 87/CĐ-TTg ngày 5/9/2024, tập trung ưu tiên bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân và nhà nước.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố nêu trên, căn cứ diễn biến tình hình bão, mưa lũ thực tế tại địa phương khuyến cáo người dân hạn chế đi ra ngoài đường nếu không có việc thực sự cần thiết; quyết định việc cho học sinh các cấp nghỉ học để bảo đảm an toàn.
Giao các đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ theo lĩnh vực công tác được phân công, trực tiếp theo dõi, chỉ đạo thực hiện các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện Công điện này.
Văn phòng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo dõi, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện Công điện này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề đột xuất, phát sinh.
* 7:30 ngày 07/9/2024
Dự báo trong sáng đến chiều nay bão số 3 đi vào đất liền các tỉnh Bắc Bộ. Vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa có gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão (tỉnh, thành Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định) cấp 10-12, giật cấp 14. Khu vực sâu trong đất liền phía Đông Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-11.
Và từ nay đến sáng 9/9, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa xảy ra một đợt mưa lớn diện rộng với tổng lượng mưa phổ biến 100-350mm, có nơi trên 500mm. Nguy cơ xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất ở khu vực này.
Cơ quan khí tượng Việt Nam đã đưa ra cảnh báo rủi ro thiên tai cấp 4 (rủi ro rất lớn) do bão số 3 gây ra đối với vùng biển ven bờ và đất liền Quảng Ninh, Hải Phòng. Cảnh báo rủi ro thiên tai cấp 3 (rủi ro lớn) đối với khu vực vịnh Bắc Bộ, vùng biển ven bờ và đất liền các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hóa.
Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, nhận định bão số 3 (Yagi) là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong khoảng 30 năm gần đây hoạt động trên Biển Đông.
Do đó, ông khuyến cáo người dân ở các tỉnh ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình - những nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của hoàn lưu bão số 3 - cần tuyệt đối không cố ra ngoài lúc mưa to gió lớn khi hoàn lưu bão ảnh hưởng trực tiếp (trong khoảng từ sáng đến chiều tối nay).
"Đối với các tỉnh, thành phố vùng núi, trung du Bắc Bộ, khu vực Thanh Hóa là những nơi đối mặt với nguy cơ ngập lụt, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, đặc biệt là nhà ở, các công trình (nhà tạm, nhà cạnh các khai trường, hạ lưu hồ chứa...) và tổ chức di dời ngay người dân và tài sản khi thấy không bảo đảm an toàn. Sau khi bão qua, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất vẫn còn hiện hữu những ngày sau đó nên cần hết sức đề phòng" - ông Khiêm nói.
* 6:00 ngày 07/9/2024
Đến 6 giờ sáng 7/9, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 20.4 độ Vĩ Bắc; 108.3 độ Kinh Đông, cách bờ biển Quảng Ninh – Hải Phòng 160km. Sức gió mạnh nhất cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17. Dự báo, trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 15-20km/h.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15-20km/h.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 tại đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 11, giật cấp 13. Đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 6, giật cấp 10. Móng Cái (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 6, giật cấp 8. Cửa Ông (Quảng Ninh) cấp 7, giật cấp 8.
Từ ngày 7/9 đến sáng 9/9, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hoá xảy ra một đợt mưa lớn diện rộng với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-350mm, có nơi trên 500mm (mưa lớn nhất ở phía Đông Bắc Bộ tập trung trong ngày và đêm 07/9; phía Tây Bắc Bộ từ tối ngày 7/9 đến đêm 8/9). Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.
* 4:00 ngày 07/9/2024
Bão số 3 mạnh cấp 14, giật cấp 17 vào vịnh Bắc Bộ
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trước đó, hồi 22 giờ ngày 6/9, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 20,2 độ vĩ bắc; 109,8 độ kinh đông, trên vùng biển phía Đông vịnh Bắc Bộ; cách Quảng Ninh khoảng 310km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/giờ), giật cấp 17. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15-20km/giờ.
Dự bão đến 10 giờ ngày 7/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,8 độ vĩ bắc; 107,8 độ kinh đông, trên vùng biển Quảng Ninh - Nam Định. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, giật cấp 16. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15-20km/giờ.
Đến 22 giờ ngày 7/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,4 độ vĩ bắc; 105,9 độ kinh đông, trên đất liền các tỉnh Đông Bắc Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15-20km/giờ, đi vào đất liền phía Đông Bắc Bộ.
Đến 22 giờ ngày 8/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 22,2 độ vĩ bắc; 102,2 độ kinh đông, trên khu vực biên giới Việt-Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão giảm xuống dưới cấp 6. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15-20km/giờ, đi sâu vào đất liền, suy yếu và tan dần.
Do ảnh hưởng của bão số 3, vùng biển phía Tây Bắc của khu vực Bắc Biển Đông đêm 6/9 có gió mạnh cấp 8-9, vùng gần tâm bão cấp 10-12, giật cấp 15; biển động dữ dội. Ngày 7/9 gió giảm dần.
Vùng biển vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô) có gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12-14, giật cấp 17; biển động dữ dội.
Trên đất liền, từ nửa đêm 6 đến gần sáng 7/9, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa có gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão cấp 10-12, giật cấp 14; khu vực sâu trong đất liền phía Đông Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-11 (thời điểm gió mạnh nhất trong khoảng từ sáng đến chiều tối 7/9).
Cảnh báo, do ảnh hưởng của bão số 3, từ sáng 7 đến sáng 9/9, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có khả năng xuất hiện một đợt mưa lớn với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-350mm, có nơi trên 500mm (mưa lớn nhất ở phía Đông Bắc Bộ tập trung trong ngày và đêm 7/9; phía Tây Bắc Bộ từ tối 7/9 đến đêm 8/9).
Đề phòng mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão rộng, đêm 6/9 ở khu vực phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa-Thừa Thiên Huế cần đề phòng nguy cơ xảy ra dông, tố, lốc và gió giật mạnh trước khi bão ảnh hưởng.
* 21:25 ngày 06/9/2024
Bão số 3 giảm đi 1 cấp, cách Quảng Ninh khoảng 360km
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong 3 giờ vừa qua, bão số 3 đã giảm đi 1 cấp. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão rộng, đêm 6/9, ở khu vực phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa-Thừa Thiên Huế đề phòng nguy cơ xảy ra dông, tố, lốc và gió giật mạnh trước khi bão ảnh hưởng.
Dự báo, hồi 19 giờ ngày 6/9, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 20,1 độ vĩ bắc; 110,3 độ kinh đông, trên vùng ven biển phía bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc); cách Quảng Ninh khoảng 360km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (167-183km/giờ), giật trên cấp 17. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15-20km/giờ.
Đến 7 giờ ngày 7/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,7 độ vĩ bắc; 108,4 độ kinh đông, trên vùng biển bắc vịnh Bắc Bộ, cách Quảng Ninh khoảng 150km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14, giật cấp 17. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15-20km/giờ, đi vào vịnh Bắc Bộ.
Đến 19 giờ ngày 7/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,3 độ vĩ bắc; 106,4 độ kinh đông, trên đất liền các tỉnh đông bắc Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15-20km/giờ, đi vào đất liền phía Đông Bắc Bộ.
Đến 9 giờ ngày 8/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 22,2 độ vĩ bắc; 102,3 độ kinh đông, trên khu vực biên giới Việt-Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão giảm xuống dưới cấp 6. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15-20km/giờ, đi sâu vào đất liền, suy yếu và tan dần.
Do ảnh hưởng của bão số 3, từ nửa đêm 6 đến gần sáng 7/9, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa có gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão cấp 10-12, giật cấp 14; khu vực sâu trong đất liền phía Đông Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-11 (thời điểm gió mạnh nhất trong khoảng từ sáng đến chiều tối 7/9).
Cảnh báo, do ảnh hưởng của bão số 3, từ đêm 6 đến sáng 9/9, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có khả năng xuất hiện một đợt mưa lớn với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-350mm, có nơi hơn 500mm (mưa lớn nhất ở phía Đông Bắc Bộ tập trung trong ngày và đêm 7/9; phía Tây Bắc Bộ từ tối 7/9 đến đêm 8/9).
Đề phòng mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão rộng, đêm 6/9 ở khu vực phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa-Thừa Thiên Huế cần đề phòng nguy cơ xảy ra dông, tố, lốc và gió giật mạnh trước khi bão ảnh hưởng.
* 19:45 ngày 06/09/2024
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Gấu kiểm tra công tác ứng phó với bão số 3 tại một số đơn vị, địa phương
Chiều 6/9, đồng chí Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang đã kiểm tra công tác triển khai ứng phó với bão số 3 tại một số địa bàn trọng điểm trong tỉnh. Cùng đi có đồng chí Lê Ô Pích, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh.
![]() |
Đồng chí Nguyễn Văn Gấu cùng đoàn công tác kiểm tra kênh TQ2 tiêu nước cho KCN Quang Châu. |
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và đoàn công tác đã kiểm tra Kho vật tư phòng, chống lụt bão tại xã Song Mai thuộc Hạt quản lý đê TP Bắc Giang; kênh TQ2 tiêu nước cho Khu công nghiệp (KCN) Quang Châu và các trạm bơm Trúc Tay 1 và 2 (thị xã Việt Yên); trạm bơm Yên Tập, xã Yên Lư (Yên Dũng).
Hiện các trang thiết bị được chuẩn bị sẵn sàng trong kho vật tư tại TP Bắc Giang, bảo đảm cho công tác phòng, chống thiên tai. Riêng kênh TQ2 thuộc trạm bơm Quang Biểu, phường Quang Châu tiêu nước cho KCN Quang Châu đã được khơi thông vật cản, tạo dòng chảy thông thoáng. Trạm bơm Quang Biểu và các trạm bơm Trúc Tay 1 và 2 đã được cải tạo, nâng cấp, các tổ máy đều có công suất đạt cao, 18.000 m3 nước/giờ. Trạm bơm Yên Tập có nhiệm vụ tiêu thoát nước cho KCN Yên Lư và các vùng lân cận, hiện có 7 tổ máy tiêu, công suất từ 3-6 nghìn m3 nước/giờ.
![]() |
Đồng chí Nguyễn Văn Gấu cùng đoàn công tác kiểm tra Kho vật tư phòng, chống lụt bão tại xã Song Mai. |
Để ứng phó với bão số 3, đơn vị vận hành các trạm bơm đã chủ động bơm tiêu nước đệm, khơi thông dòng chảy, bảo dưỡng thiết bị, duy trì 100% quân số trực.
Qua kiểm tra tại các công trình thủy lợi phục vụ tiêu úng, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu Ban Quản lý Các KCN tỉnh khẩn trương rà soát, chỉ đạo nạo vét, xử lý rác thải, khơi thông dòng chảy trên các kênh tiêu nội khu. Đồng thời, triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn, hạn chế thiệt hại về nhà ở, kho tàng, trụ sở, công trình công cộng, nhà xưởng, chống ngập úng trong KCN.
![]() |
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy trao đổi tình hình phòng, chống bão số 3 với lãnh đạo huyện Yên Dũng. |
Thị xã Việt Yên, huyện Yên Dũng cần chủ động các biện pháp, không chủ quan, bảo đảm an toàn tính mạng nhân dân là quan trọng nhất, cần tập trung, huy động lực lượng ứng cứu trong tình huống xấu; căn cứ tình hình thực tế và khả năng ảnh hưởng của bão, mưa lũ, chủ động kiểm tra, rà soát an toàn hệ thống công trình đê điều, đặc biệt là các vị trí xung yếu; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện và các điều kiện bảo đảm thực hiện theo phương châm “4 tại chỗ”. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc cần đề xuất, kiến nghị kịp thời.
Đồng chí Nguyễn Văn Gấu cũng động viên lực lượng ứng trực tại các trạm bơm; đồng thời đề nghị các công ty thủy nông căn cứ tình hình, có thể bơm tiêu nước đệm trên toàn hệ thống; sẵn sàng triển khai các phương án tiêu úng, tiêu thoát nước đô thị, KCN, vùng trũng thấp, bảo vệ sản xuất nông nghiệp khi xảy ra mưa lớn kéo dài, hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa bão. Đồng chí yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT sớm quan tâm, giải quyết kiến nghị về cải tạo, nâng cấp một số tuyến kênh tiêu, nâng cao hiệu quả xử lý úng ngập.
* 19:35 ngày 06/9/2024
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương kiểm tra điểm sạt lở tại thôn Dốc Lỉnh, xã Nghĩa Phương (Lục Nam)
Chiều 6/9, đồng chí Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh kiểm tra khu vực sạt lở núi tại thôn Dốc Lỉnh, xã Nghĩa Phương (Lục Nam). Cùng đi có đại diện lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT.
Điểm sạt lở này xảy ra đầu tháng 8 do ảnh hưởng của mưa lớn từ bão số 2 gây ra và được đánh giá có mức độ đặc biệt nguy hiểm bởi phạm vi cung sạt rộng, địa hình vách núi dốc, khối lượng đất, đá ước lớn (khoảng 150 nghìn m3). Vì vậy, nếu xuất hiện mưa lớn sẽ tiếp tục gây nguy cơ sạt lở, uy hiếp trực tiếp đến tính mạng, tài sản của người dân nơi đây. Hiện các vết nứt chia thành nhiều cung nối tiếp, điểm rộng nhất là 0,3 m, tiếp tục mở rộng và xuất hiện thêm vết nứt mới.
![]() |
Đồng chí Lê Ánh Dương cùng lãnh đạo UBND huyện Lục Nam kiểm tra thực tế tại khu vực sạt lở núi ở thôn Dốc Lỉnh, xã Nghĩa Phương. |
Đại diện UBND huyện thông tin, trước tính chất đặc biệt nguy hiểm của khu vực sạt lở, huyện đã bố trí kinh phí tổ chức khảo sát, đánh giá, lập phương án cấp bách xử lý sự cố; ban hành lệnh xử lý khẩn cấp công trình. Tuy vậy, do đang trong mùa mưa bão, việc cắt tầng, hạ cốt, thi công hạng mục công trình đang gặp vướng mắc một số quy định nên địa phương cần có thêm thời gian để từng bước khắc phục.
Trước mắt, chính quyền địa phương cắm biển cảnh báo, ngăn người dân không vào khu vực nguy hiểm; dùng nilon che phủ vết nứt để ngăn nước mưa chảy vào. Riêng đối với 3 gia đình có nguy cơ cao bị ảnh hưởng do sạt lở đất đã được hướng dẫn di chuyển đến nhà người thân ở tạm. Đồng thời đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu với UBND tỉnh bổ sung 3 hộ này vào kế hoạch bố trí dân cư năm 2024-2025.
![]() |
Khu vực sạt lở đất tại thôn Dốc Lỉnh, xã Nghĩa Phương. |
Kiểm tra thực tế tại đây, đồng chí Lê Ánh Dương ghi nhận tinh thần chủ động, tích cực của cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn huyện song kinh nghiệm cho thấy tuyệt đối không chủ quan, lơ là, thiếu cảnh giác với thiên tai. Nhất là khi cơn bão này được đánh giá đặc biệt nguy hiểm, khi vào đất liền hoàn lưu bão sẽ gây mưa to đến rất to, lượng mưa lớn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ sạt lở đất ở những khu vực địa hình núi cao, nền đất yếu.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu ngay chiều và tối nay, cấp ủy, chính quyền xã Nghĩa Phương cần tiếp tục rà soát, bổ sung các phương án dự phòng ứng phó với cơn bão số 3; xây dựng phương án phải thật cụ thể, thông tin rộng rãi đến ban quản lý thôn và từng hộ gia đình trong khu vực cảnh báo có nguy cơ sạt lở. Phân công, giao việc cho từng cá nhân các đồng chí thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN để nắm bắt kịp thời, sẵn sàng ứng phó trong tình huống khẩn cấp.
Đối với 3 hộ trong vùng nguy hiểm phải bảo đảm an toàn, không để các hộ quay trở lại nhà ở. Ngoài ra cần tính toán phương án sẵn sàng di dời đối với các hộ sinh sống khu vực xung quanh.
![]() |
Đồng chí Lê Ánh Dương hỏi thăm, động viên người dân địa phương phải di dời khỏi nơi nguy hiểm. |
Trong những ngày ảnh hưởng của bão số 3, đề nghị UBND xã bố trí lực lượng thường trực 24/24 giờ; theo dõi sát sao diễn biến khu vực sạt lở, kịp thời báo cáo với Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp để có biện pháp chỉ đạo xử lý kịp thời.
Đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT thường xuyên cập nhật, báo cáo tình hình sự cố sạt lở tại thôn Dốc Lỉnh; phối hợp với UBND huyện Lục Nam tháo gỡ vướng mắc để tổ chức thực hiện xử lý sự cố.
Cùng thời gian, đồng chí Lê Ánh Dương gặp gỡ, động viên gia đình ông Lương Thế Tuyển - một trong ba hộ phải di dời ra khỏi nhà do nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở đất.
* 19:20 ngày 06/9/2024
Tập trung cao tiêu nước cho khu đô thị, khu dân cư và các tuyến đường
Trước diễn biến khó lường của bão số 3, chiều 6/9, đồng chí Đào Công Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP Bắc Giang tổ chức kiểm tra và chỉ đạo các biện pháp chủ động phòng ngừa, ứng phó với bão trên địa bàn. Cùng đi có đại diện lãnh đạo một số phòng, cơ quan chuyên môn.
Theo đó, đoàn công tác kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó với bão số 3 tại Trạm bơm Châu Xuyên 2, phường Lê Lợi; trạm bơm Văn Sơn, xã Tân Tiến. Đồng thời kiểm tra đê Hữu Thương đi qua địa bàn xã Đồng Sơn; hồ công viên Hoàng Hoa Thám; hồ điều hòa cạnh đường Xương Giang; cống chảy từ hồ A-B sang kênh Văn Sơn…
![]() |
Đồng chí Đào Công Hùng (ngoài cùng bên trái) kiểm tra công tác ứng phó với bão số 3 tại Trạm bơm Châu Xuyên 2. |
Tại các nơi đến kiểm tra, đồng chí nhấn mạnh việc tiêu nước cho khu đô thị, khu dân cư và các tuyến đường trên địa bàn TP cần được quan tâm hàng đầu. Do đó, các trạm bơm bố trí lực lượng trực 24/24 giờ. Ngay trong chiều 6/9 cần bố trí máy bơm để bơm tiêu nước đệm, bảo đảm tiêu úng kịp thời khi có mưa bão xảy ra.
Đồng chí yêu cầu Trung tâm Bơm tiêu thoát nước đô thị TP thực hiện nghiêm vai trò đầu mối trong việc phòng, chống và khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ đô thị TP. Thực hiện ngay việc kiểm tra máy móc, thiết bị tại các trạm bơm; bố trí cán bộ trực trạm bơm cho đến khi hết ảnh hưởng của mưa bão; chủ động bơm tiêu nước đệm, vớt bèo nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng ngập úng đô thị và các khu vực sản xuất nông nghiệp.
![]() |
Bơm thoát nước đệm tại Trạm bơm Văn Sơn. |
Công ty cổ phần Quản lý công trình đô thị Bắc Giang chủ động rà soát, cắt tỉa cây xanh có nguy cơ gãy đổ; khơi thông dòng chảy ở các cửa hố ga; mở cửa thu nước ở những điểm ngập sâu. Khơi thông cống thoát nước tại một số hồ, có biện pháp rút nước tại các hồ điều hòa để tránh ngập úng.
Tất cả các xã, phường chủ động ứng phó với diễn biến của bão số 3, huy động lực lượng khơi thông vật cản tại các cống thu nước, không để tắc nghẽn; bám sát diễn biến thời tiết, ảnh hưởng của cơn bão đến người dân để chủ động phòng tránh, tuyệt đối không để xảy ra thiệt hại về người khi mưa bão xảy ra… Các phường, xã có đê triển khai biện pháp bảo đảm an toàn công trình đê điều do địa phương quản lý...
![]() |
Lãnh đạo TP Bắc Giang, phường Trần Nguyên Hãn và tổ dân phố tuyên truyền, vận động người dân sống ở chung cư cũ di chuyển đến nơi an toàn. |
Được biết, để chủ động ứng phó với bão số 3, trước đó, TP đã thành lập 4 đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị tại các phường, xã, cơ quan, đơn vị trên địa bàn. Đồng thời chỉ đạo UBND các xã, phường thành lập đoàn kiểm tra tới từng thôn, tổ dân phố đối với công tác triển khai thực hiện phòng ngừa, ứng phó bão. Phường Trần Nguyên Hãn tiếp tục tuyên truyền, thông báo đến từng hộ dân, cá nhân, yêu cầu di dời ra khỏi các căn hộ chung cư đã xuống cấp để bảo đảm an toàn về người và tài sản.
Tại phường Trần Nguyên Hãn, hiện còn 8 tòa chung cư cũ đã xuống cấp chưa được phá bỏ. Ở đây, môi trường sống ẩm thấp, nguy cơ mất an toàn cao. Qua rà soát, hiện còn 20 hộ dân sinh sống rải rác ở các tòa chung cư cũ. Theo bà Nguyễn Hải Yến, Chủ tịch UBND phường, vài ngày nay, lực lượng chức năng của phường và TP đến gặp gỡ để tuyên truyền, vận động người dân khẩn trương di chuyển sang nơi ở mới để bảo đảm an toàn cho người và tài sản.
Cùng đó thường xuyên phát các thông báo, cảnh báo liên quan đến cơn bão trên hệ thống truyền thanh, các nhóm zalo cộng đồng để người dân nắm được.
* 18:30 ngày 06/9/2024
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó bão số 3 tại huyện Lục Ngạn
Chiều 6/9, đồng chí Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó với cơn bão số 3 tại huyện Lục Ngạn. Cùng đi có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành thành viên Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai (PCTT) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) tỉnh.
Báo cáo với đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đoàn công tác, lãnh đạo huyện Lục Ngạn cho biết, huyện có 12 xã thuộc vùng núi cao, 16 xã vùng đồi núi thấp nên địa hình bị chia cắt mạnh và độ dốc khá lớn. Khi có mưa to, nước tập trung nhanh trong thời gian ngắn tại các sông, suối, nguy cơ cao gây lũ lụt và vỡ đập, hồ thủy lợi...
![]() |
Đồng chí Phan Thế Tuấn kiểm tra tại hồ Khuôn Thần. |
Huyện xác định trên địa bàn có 12 hồ, đập thủy nông trọng điểm xung yếu, 85 hồ đập do địa phương quản lý, 5 khu dân cư có nguy cơ ngập lụt cao, 4 tuyến đường thường bị ngập úng, 8 khu vực có thể xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất nên công tác xây dựng kế hoạch PCTT và TKCN luôn được đặt lên hàng đầu.
Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, huyện đã thành lập 7 đoàn công tác đi kiểm tra trực tiếp các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ lụt. Đồng thời chủ động các phương án theo tinh thần “4 tại chỗ”, bố trí đầy đủ lực lượng, phương tiện, hậu cần để sẵn sàng ứng phó, xử lý khi có tình huống xảy ra.
Sau khi trực tiếp đi kiểm tra tại hồ Khuôn Thần (địa phận xã Kiên Lao), đập làng Muối (địa phận xã Giáp Sơn) và nghe báo cáo của UBND huyện, đồng chí Phan Thế Tuấn đánh giá cao công tác chủ động, chuẩn bị ứng phó với cơn bão số 3 của huyện Lục Ngạn. Đồng chí đề nghị địa phương cần đặc biệt quan tâm đến công tác tuyên truyền để các cơ quan, đơn vị và người dân không chủ quan, lơ là trong mọi tình huống khi bão về.
![]() |
Đồng chí Phan Thế Tuấn và đoàn công tác kiểm tra tại đập làng Muối. |
Chú ý theo dõi sát diễn biến của bão, mưa, lũ để xem xét, quyết định việc di dời, sơ tán nhân dân ra khỏi khu vực không bảo đảm an toàn, nơi có nguy cơ bị ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất. Chuẩn bị đầy đủ lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm "4 tại chỗ" để sẵn sàng ứng phó trong mọi tình huống, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu huyện Lục Ngạn cần bố trí lực lượng trực 24/24 tại các khu vực hồ, đập trên địa bàn để kịp thời nắm bắt, thông báo kịp thời diễn biến mực nước cho người dân bởi hiện nay cơ bản nước tại các hồ, đập đều đạt đỉnh. Bên cạnh đó, chú ý đến các phương án phòng, chống lũ lụt, sạt trượt trong và sau bão, duy trì nghiêm chế độ báo cáo tình hình, diễn biến về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.
* 17:40 ngày 06/9/2024
Siêu bão Yagi đổ bộ tỉnh Hải Nam của Trung Quốc
Yagi, cơn bão số 11 vào Trung Quốc trong năm nay, đổ bộ tỉnh Hải Nam với sức gió lên tới 234 km/h.
"Vào 16h20, cơn bão với sức gió lên tới hơn 234 km/h đã đổ bộ vào bờ biển thị trấn Ông Điền ở thành phố Văn Xương", hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Xinhua đưa tin. Theo cơ quan khí tượng tỉnh Hải Nam, bão Yagi dự kiến di chuyển về phía thủ phủ Hải Khẩu cũng như các huyện Trừng Mại và Lâm Cao.
Gió cấp 17 ở Văn Xương lúc 16h.
Để ứng phó cơn bão, Hải Nam đã sơ tán hơn 400.000 người tính đến trưa 6/9. Tỉnh đã nâng mức cảnh báo bão lên mức cao nhất từ 5/9.
Hầu hết hòn đảo hứng chịu mưa to. Mưa nhiều nhất ở thị trấn Thiên Gia, huyện tự trị dân tộc Lê Lạc Đông, nơi có hơn 460.000 người sinh sống. Lượng mưa trong một giờ trút xuống khu vực này lên tới 62,8 mm.
Miền bắc Hải Nam hứng gió mạnh từ cấp 13 đến cấp 16, một số thành phố và huyện bị mất điện.
![]() |
Gió mạnh tại Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam ngày 6/9. |
Chính quyền Hải Nam yêu cầu người dân không rời khỏi nhà và ra lệnh đóng cửa tất cả doanh nghiệp, chợ, phương tiện giao thông công cộng, điểm tham quan du lịch, trường học. Sân bay lớn nhất tại Hải Nam hủy toàn bộ chuyến bay hôm nay. Toàn bộ tàu đánh cá ngoài khơi đã quay về cảng neo đậu tránh bão.
Giống như Hải Nam, Quảng Đông và Quảng Tây cũng đã nâng cấp ứng phó khẩn cấp lên mức cao nhất, cảnh báo người dân về nguy cơ lở đất và lũ lụt. Các tổ công tác được cử đến Quảng Đông và Hải Nam để giúp ứng phó bão lũ.
![]() |
Gió lốc thổi bay biển quảng cáo xuống đường phố Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, ngày 6/9. |
Đêm nay, bão dự kiến vượt qua đảo Hải Nam, đi vào vịnh Bắc Bộ và đến 1h sáng mai cách Quảng Ninh khoảng 230 km với sức gió mạnh nhất cấp 14, tức 166 km/h, giật cấp 17. Khoảng trưa mai, tâm bão đổ bộ các tỉnh Quảng Ninh - Nam Định, cường độ cấp 11-12, giật cấp 15.
Bão sau đó giữ hướng tây tây bắc, tốc độ 15-20 km/h, đi sâu vào các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình...
* 17:35 ngày 06/9/2024
Nhiều doanh nghiệp cho công nhân nghỉ làm ngày 7/9 để tránh bão
Trước dự báo về mức độ nguy hiểm của cơn bão số 3 (Yagi), nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thông báo cho công nhân được nghỉ làm ngày thứ Bảy (7/9) - thời điểm dự kiến bão đổ bộ.
Theo thông báo mới nhất do lãnh đạo Công ty TNHH Cheng Tong Việt Nam (KCN Quang Châu) ban hành vào sáng 6/9, toàn bộ nhân viên, công nhân lao động của DN sẽ được nghỉ làm ngày 7/9 để phòng tránh cơn bão số 3, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.
![]() |
Công nhân Công ty TNHH Cheng Tong Việt Nam dùng bao cát để gia cố cửa nhà xưởng, hạn chế ảnh hưởng của bão số 3. |
Bà Hà Thị Tho, Chủ tịch Công đoàn Công ty cho biết, trước thông tin dự báo về mức độ ảnh hưởng của bão Yagi, nguy cơ gây mưa lớn và giông lốc nguy hiểm, ban giám đốc đã có chủ trương cho công nhân nghỉ làm thứ Bảy tuần này và chỉ đạo bộ phận nhân sự, phối hợp với công đoàn thông báo cho toàn bộ người lao động (NLĐ).
Về chế độ ngày nghỉ, những người còn phép năm sẽ được tính nghỉ phép, nếu không còn sẽ tính nghỉ không lương. Ngày nghỉ này NLĐ sẽ không bị trừ tiền chuyên cần (hiện đang áp dụng mức 500 nghìn đồng/người/tháng). Quyết định này nhận được sự ủng hộ của gần 150 công nhân đang làm việc tại đây.
Qua nắm bắt, Công ty TNHH Van Huacheng (Việt Nam), Cụm công nghiệp Hoàng Mai, thị xã Việt Yên cũng cho công nhân nghỉ làm ngày 7/9; chế độ ngày nghỉ cũng áp dụng như Công ty TNHH Cheng Tong Việt Nam. Còn tại Công ty TNHH Deers I Vina, KCN Vân Trung, DN vẫn tính lương và không trừ phép năm của lao động trong ngày nghỉ làm. Theo đại diện DN, quy định nghỉ việc khi có thiên tai được đưa vào trong thỏa ước lao động tập thể là do lãnh đạo công ty và công đoàn đều mong muốn hạn chế tối đa ảnh hưởng của bão lũ với sức khỏe, tài sản của công nhân.
Để ứng phó với siêu bão Yagi, ngay sau khi nhận được thông tin về cơn bão, Công ty TNHH Nichirin Việt Nam (KCN Quang Châu) đã chỉ đạo các bộ phận liên quan phối hợp thực hiện công tác phòng, chống. Ông Đàm Anh Quyết, Chủ tịch Công đoàn Công ty cho biết, ban giám đốc tổ chức họp bàn, yêu cầu bộ phận kỹ thuật rà soát, kiểm tra toàn bộ khu vực văn phòng, nhà xưởng, kho bãi; khẩn trương gia cố các vị trí có nguy cơ bị ảnh hưởng, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho nhà xưởng và con người. Ngoài ra DN còn bố trí một tổ trực đêm, phối hợp cùng lực lượng an ninh để kịp thời ứng phó khi có tình huống khẩn cấp. Toàn bộ hơn 350 lao động cũng sẽ nghỉ làm trong ngày 7/9 và đi làm bù vào ngày 21/9.
Theo ông Nguyễn Như Long, Phó trưởng Ban Quản lý Các KCN tỉnh, ngày 5/9, Ban đã ban hành 2 công văn hỏa tốc nhằm triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3 và mưa lớn sau bão. Trong đó, yêu cầu các DN trong các KCN tỉnh chủ động kiểm tra các công trình, có biện pháp xử lý kịp thời để ứng phó khi có bão, mưa lớn xảy ra; bố trí lực lượng thường trực sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý sự cố bất ngờ; rà soát, chủ động triển khai sơ tán NLĐ ra khỏi các nhà máy, công trình xây dựng có nguy cơ mất an toàn trước mưa bão; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm “bốn tại chỗ” để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống, bảo vệ an toàn tính mạng, hạn chế tối đa thiệt hại về tài sản.
* 17:10 ngày 06/9/2024
Sơn Động: Tuyệt đối không để thiệt hại về người
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn huyện Sơn Động, hiện nay, bão số 3 tiếp tục mạnh lên và đạt cấp siêu bão. Để chủ động ứng phó với bão, UBND huyện đã ban hành văn bản, công điện chỉ đạo các đơn vị, địa phương khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống bão.
Theo dự báo từ đêm nay (6/9), khu vực Sơn Động có gió mạnh cấp 5, cấp 6, giật cấp 8. Dự báo gió mạnh có thể gây tốc mái, hư hại nhà cửa, làm gãy đổ cây cối, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và cơ sở hạ tầng. Rủi ro thiên tai ở cấp 3. Có khả năng xảy ra mưa to đến rất to và dông.
![]() |
Tổ công tác của UBND huyện Sơn Động kiểm tra mực nước hồ Khe Chão, xã Long Sơn. |
Toàn huyện có 6 hồ đập lớn tập trung ở các xã: Vĩnh An, Long Sơn, Yên Định, Đại Sơn, Giáo Liêm và hơn 1.700 ha lúa xuân đang trong thời kỳ trổ bông, 17 xã, thị trấn có địa hình đồi núi cao độ dốc lớn, nhiều nhánh sông, suối, ngầm tràn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét.
Trên địa bàn có 62 trường học từ bậc mầm non đến bậc THPT với hơn 25 nghìn học sinh. Do địa hình ở các xã phức tạp, sau khi kết thúc buổi học sáng nay, các nhà trường đã cho học sinh nghỉ để tránh bão.
Ông Mã Văn Cảnh, Chủ tịch UBND xã An Lạc cho biết, toàn xã có 10 thôn với 16 ngầm tràn, mỗi khi có mưa lũ là 6 thôn bị chia cắt. Nhận định cơn bão số 3 có cường độ mạnh và xảy ra mưa lớn, ngay khi có công điện của UBND huyện, xã thành lập tổ công tác, phân công nhiệm vụ cho từng ban, ngành, đoàn thể xã, thôn thường trực 24/24 giờ, bố trí cắm biển cảnh báo các đầu ngầm tràn, tập kết phương tiện, vật tư, lương thực sẵn sàng ứng cứu.
“Các tổ công tác của xã đang đi rà soát các điểm nguy cơ ngập úng, sạt lở đất, đến kiểm tra, hỗ trợ người dân chằng chống nhà cửa, đối với những nhà không bảo đảm an toàn vận động người dân đến các điểm trú bão”, ông Cảnh cho biết.
Để chủ động đối phó với diễn biến của bão số 3 theo tinh thần “Tuyệt đối không để xảy ra thiệt hại về người”, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Văn Trọng đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp tập trung chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đôn đốc, triển khai thực hiện quyết liệt công tác phòng ngừa, ứng phó với bão.
Các xã khẩn trương triển khai thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” và rà soát từng địa bàn, khu vực, vận động người dân, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn đối với nhà cửa, sản xuất, cây trồng, vật nuôi; các công trình đang xây dựng, khu vực khai thác hầm lò, an toàn lưới điện…
Bên cạnh đó, các địa phương tập hợp lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai sẵn sàng hỗ trợ người dân khi có thiệt hại xảy ra, đặc biệt quan tâm sau hoàn lưu cơn bão có thể xảy ra mưa lớn. Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện phối hợp với đơn vị quản lý hồ đập chủ động vận hành hệ thống thủy lợi để tiêu thoát nước, chống nguy cơ vỡ đập. Các xã, thị trấn chủ động vật tư dự trữ phòng, chống bão, huy động ô tô, máy xúc, bao tải, dây thừng, cuốc xẻng tập kết tại chỗ.
Trung tâm Văn hóa thông tin - Thể thao huyện thường xuyên cập nhật thông tin, văn bản chỉ đạo của tỉnh, huyện liên tục phát trên hệ thống loa truyền thanh để cảnh báo người dân chủ động các biện pháp phòng, chống bão số 3.
Được biết, huyện Sơn Động đã thành lập 3 tổ công tác gồm 30 thành viên, mỗi tổ do các đồng chí Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND huyện làm tổ trưởng trực tiếp tới các địa phương nắm bắt tình hình, kiểm tra công tác ứng phó với bão. Đoàn đặc biệt kiểm tra các khu vực có nguy cơ sạt lở đất, hộ dân sinh sống gần sông, suối, sườn đồi núi cao; kiểm tra các khu vực vùng trũng có nguy cơ ngập úng gây thiệt hại về nhà cửa để có phương án, kế hoạch di dời người và tài sản đến nơi an toàn; kiểm tra công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị chống bão, các công trình hồ chứa nước…
* 16:00 ngày 06/9/2024
Tâm bão áp sát đảo Hải Nam (Trung Quốc)
Tâm bão áp sát đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách Quảng Ninh khoảng 450 km. Sức gió mạnh nhất 201 km/h, cấp 16 siêu bão, giật trên cấp 17 và đang theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15-20 km/h.
Đêm nay, bão vượt qua đảo Hải Nam, đi vào vịnh Bắc Bộ và đến 1 h sáng mai cách Quảng Ninh khoảng 230 km với sức gió mạnh nhất cấp 14, tức 166 km/h, giật cấp 17. Khoảng trưa mai (7/9), tâm bão đổ bộ các tỉnh Quảng Ninh - Nam Định, cường độ cấp 11-12, giật cấp 15.
Từ 15 h chiều 6/9, do ảnh hưởng hoàn lưu trước bão Yagi, tại nhiều nơi ở TP Hà Nội nổi cơn giông, mưa xối xả trong 30 phút, nhiều cây xanh gãy đổ, giao thông ách tắc.
* 14:30 ngày 06/9/2024
* 13:57 ngày 06/9/2024
Khẩn trương thu hoạch, bảo vệ nông sản, vật nuôi
Đến trưa 6/9, nông dân các địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đang khẩn trương thu hoạch nông sản, thủy sản, triển khai các biện pháp bảo vệ sản xuất, hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa bão gây ra.
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, hiện toàn tỉnh đã gieo trồng xong hơn 63 nghìn ha vụ mùa. Trong đó, 48 nghìn ha lúa, còn lại là các loại cây trồng khác như ngô, lạc, rau, hoa các loại.
Thời điểm này, nhiều diện tích lúa, hoa màu dù chưa đến kỳ thu hoạch song với phương châm "xanh nhà hơn già đồng", bà con các địa phương chủ động thu hoạch sớm nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại. Tại các huyện Lục Nam, Tân Yên, Hiệp Hòa, bà con đang tập trung thu hoạch khoai lang, ngô ngọt, rau ăn lá.
![]() |
Nông dân thôn Lan Hoa, xã Lan Mẫu (Lục Nam) thu hoạch sớm hoa màu. |
Cùng đó, nông dân các địa phương thực hiện nhiều biện pháp như chủ động tích trữ, bảo vệ cây giống để tái sản xuất sau bão; che chắn ao nuôi thủy sản, hoa màu.
Gia đình ông Tăng Văn Phòng, thôn Mười Lăm - Mười Sáu, xã Yên Sơn (Lục Nam) có gần 6 nghìn m2 nuôi cá các loại (trắm, rô phi, chép). Nhận thấy bão số 3 tác động tiêu cực đến quá trình sinh trưởng của vật nuôi, trong ngày 6/9, ông Phòng huy động thêm nhân công khẩn trương thu hoạch toàn bộ số cá trong ao, ước sản lượng đạt hơn 8 tấn.
![]() |
Nông dân xã Yên Sơn (Lục Nam) thu hoạch cá sớm trước khi bão về. |
Đối với các ao nuôi chưa đến kỳ thu hoạch, chủ ao cũng chủ động giải pháp bảo vệ. Tại thị trấn Cao Thượng (Tân Yên), các hộ đã vây lưới xung quanh ao; gia cố bờ bao, hàng rào; kiểm tra hệ thống tiêu thoát nước; chuẩn bị sẵn máy phát điện, máy quạt nước; thường xuyên canh trực khu vực ao nuôi và theo dõi diễn biến thời tiết để kịp thời xử lý mọi tình huống.
Các hộ nuôi cá trong ruộng trũng ở một số xã thuộc huyện Lục Nam, Yên Dũng cũng chủ động gia cố lại bờ bao, bố trí nhiều cống thoát nước, vây lưới, nilon xung quanh khu vực nuôi, chuẩn bị máy bơm tiêu úng khi cần thiết.
![]() |
Người dân xã Yên Sơn (Lục Nam) cắm cọc, vây lưới xung quanh khu vực ao nuôi cá. |
Ông Đỗ Huy Khôi, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT) cho biết, để chủ động ứng phó với siêu bão Yagi, cơ quan chức năng tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về khai thác thủy sản, sản xuất, ương dưỡng giống, nuôi trồng thủy sản; tuân thủ các chỉ đạo, điều hành của cơ quan chức năng trong công tác phòng chống, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho sản xuất do mưa bão gây ra, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các huyện, thị xã, TP tập trung chỉ đạo thu nhanh với diện tích lúa đã đến thời kỳ thu hoạch với phương châm “xanh nhà hơn già đồng".
![]() |
Nông dân huyện Lục Nam thu hoạch nông sản. |
Các đơn vị thủy nông khẩn trương bơm tiêu nước đệm trên hệ thống sông trục và kênh mương nội đồng; khoanh vùng những nơi có nguy cơ ngập úng cao để có phương án xử lý nhanh; huy động các lực lượng khơi thông dòng chảy trên các kênh tiêu, kiểm tra tôn cao bờ vùng, bờ thửa, bờ kênh tiêu bảo đảm tiêu nước nhanh gọn cho các vùng có nguy cơ ngập úng.
Hiện, người dân một số địa phương chủ động mua sắm lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho gia đình trong những ngày mưa bão. Giá cả cá mặt hàng cơ bản ổn định, không có hiện tượng tăng giá.
* 13:35 ngày 06/9/2024
Thị xã Việt Yên sẵn sàng ứng phó, ít nhất 50% cán bộ, công chức xã trực tại trụ sở
Sáng 6/9, Tổ kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó với cơn bão số 3 (năm 2024) của tỉnh Bắc Giang do lãnh đạo Sở Giao thông - Vận tải làm Tổ trưởng đi thị sát, kiểm tra tình hình và công tác chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư… phòng, chống thiên tai (PCTT) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) tại thị xã Việt Yên.
Đồng chí Nguyễn Đại Lượng, Chủ tịch UBND thị xã Việt Yên cho biết, là địa bàn trọng điểm công nghiệp của tỉnh nên cấp ủy và chính quyền địa phương luôn chú trọng PCTT, đặc biệt là công tác ứng phó cơn bão số 3, bởi đây là cơn bão rất mạnh, sẽ gây ảnh hưởng lớn.
![]() |
Các thành viên Tổ công tác kiểm tra kho vật tư PCLB của thị xã Việt Yên. |
Ngay từ khi có chỉ đạo của Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN thị xã Việt Yên đã ban hành các kế hoạch, phương án thực hiện, công điện triển khai ứng phó cơn bão số 3 trên địa bàn thị xã.
Thị xã yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các xã, phường, cơ quan, đơn vị trên địa bàn căn cứ vào tình hình thực tế và khả năng ảnh hưởng của bão, mưa lớn tại các địa phương chủ động thông tin kịp thời, chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp, tổ chức, nhân dân ứng phó với bão, mưa lớn.
Chủ động chằng chống nhà cửa, chặt tỉa cành cây lớn trên các trục đường, trường học, đình, chùa, khu vui chơi giải trí và theo dõi diễn biến của bão, mưa lớn để xem xét di dời, sơ tán dân khi nhà ở không bảo đảm an toàn, nơi có nguy cơ ngập sâu, sạt lở đất (khu vực các phường, xã: Vân Trung, Minh Đức, Nghĩa Trung, Trung Sơn, Hương Mai, đặc biệt khu vực dân cư sinh sống nằm ven sông của xã Vân Hà). Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm ‘‘4 tại chỗ’’ để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.
Kiểm tra, hướng dẫn giao thông an toàn, nhất là các khu vực có nguy cơ ngập úng, sạt lở đất; bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, bảo đảm giao thông thông suốt trên các tuyến đường.
Rà soát, kiểm tra, chủ động khơi thông các trục kênh tiêu úng trên địa bàn, tập trung cao xử lý các vị trí đăng chắn trên các trục tiêu, các vị trí cống ngầm, cống qua đường, nút thắt bảo đảm không để xảy ra ách tắc, ngập úng khi có bão, mưa lớn.
Rà soát các công trình đang thi công dở dang để có phương án bảo đảm an toàn lao động cho công nhân, vật tư, trang thiết bị.
Kiểm tra hệ thống các trạm bơm, kênh tiêu để chủ động bơm tiêu nước đệm chống ngập úng cho các khu, cụm công nghiệp, đô thị và sản xuất nông nghiệp. Bảo đảm cấp điện thường xuyên, liên tục cho hệ thống trạm bơm tiêu úng, đồng thời bảo đảm hệ thống điện phục vụ sản xuất của các khu, cụm công nghiệp và đời sống của nhân dân.
Đặc biệt, thị xã Việt Yên đề nghị Ban Quản lý Các khu công nghiệp (KCN) tỉnh kiểm tra, rà soát chỉ đạo các chủ đầu tư tổ chức khơi thông hệ thống tiêu thoát nước bảo đảm tiêu thoát kịp thời khi có mưa lớn, không để ngập úng cục bộ ảnh hưởng sản xuất của các doanh nghiệp, nhà máy…
![]() |
Các thành viên Tổ công tác kiểm tra tại Trạm bơm Quang Biểu, phường Quang Châu. |
Ngay trong sáng nay (6/9), đồng chí Nguyễn Đại Lượng, Chủ tịch UBND thị xã Việt Yên, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT-TKCN thị xã Việt Yên đã đi kiểm tra các khu vực xung yếu, hệ thống kênh, bơm tiêu thoát úng trên địa bàn.
Hiện Việt Yên có 9 trạm bơm tiêu, tất cả đều hoạt động tốt, kênh tiêu được nạo vét, khơi thông, bảo đảm tiêu úng nhanh cho các diện tích lúa mùa và các khu, cụm công nghiệp.
Từ 12 giờ trưa nay, thị xã Việt Yên đã yêu cầu các chủ cơ sở, doanh nghiệp ngừng tất cả các hoạt động khai thác, vận chuyển, tập kết vật tư, vật liệu xây dựng trên các tuyến đê, bến sông trên địa bàn.
Thị xã phân công các tổ trực 24/24 giờ tại các trạm bơm và tại cơ quan, đơn vị trên toàn thị xã để ứng phó bão số 3. Ngoài ra, UBND thị xã yêu cầu cán bộ, công chức cấp xã mỗi ngày (từ nay đến hết 11/9) đều có ít nhất 50% quân số làm việc tại trụ sở để ứng phó bão lụt khi có tình huống xấu xảy ra,…
Thị xã chuẩn bị 120 m3 đá hộc, đá dăm sỏi; 420 m3 đất; 1.850 bao dứa; 700 bạt; 280 cây tre tươi, 5 ô tô; 3 máy xúc; 1 xà lan và 210 người sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu do mưa bão gây ra.
Sau khi kiểm tra thực tế một số trạm bơm, tuyến giao thông, kênh tiêu, kho vật tư chống bão, ông Nguyễn Văn Mạnh, Phó Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải đã thay mặt Tổ công tác đề nghị thị xã Việt Yên tiếp tục cập nhật tình hình mưa bão. Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh, sẵn sàng về con người, vật tư, đề ra các biện pháp tối ưu, kịp thời xử lý mọi tình huống xấu do mưa, bão gây ra.
Bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và tài sản của nhân dân, các nhà máy, công trường đang thi công, công trình đường điện, công trình giao thông trên địa bàn.
Thường xuyên báo cáo cấp trên để nhận được sự chỉ đạo, chi viện nhanh nhất nhằm giảm thiểu thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.
* 12:45 ngày 06/9/2024
- Tâm bão lần lượt đi qua các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh - Hải Phòng - Hải Dương - Bắc Ninh - Bắc Giang - Vĩnh Phúc - Phú Thọ - Thái Nguyên - Tuyên Quang.
![]() |
Hướng đi của bão. |
- Các tỉnh ven biển Quảng Ninh - Nghệ An cấm biển.
- Hơn 300 chuyến bay từ 4 sân bay Cát Bi, Vân Đồn, Nội Bài, Thọ Xuân bị hủy trong ngày 7/9.
Được biết, quân đội đã huy động 457.460 người, hơn 10.100 phương tiện tham gia chống bão Yagi. Các ngành điện lực, than khoáng sản, cơ quan quản lý đường bộ lập đoàn xuống địa phương kiểm tra.
Riêng Cục Đường bộ lập 2 đoàn kiểm tra cầu yếu, bến phà, cầu phao
Cục Đường bộ Việt Nam đã tổ chức 2 đoàn kiểm tra công tác ứng phó với bão. Đoàn số 1 tại các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên; đoàn số 2 đến các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế trong hai ngày 5-6/9.
Các đoàn kiểm tra công tác phòng, chống, ứng phó bão; kết cấu hạ tầng đường bộ, nhất là công trình xung yếu như bến phà, cầu phao, vị trí neo đậu phà, vị trí nguy cơ ngập, sạt lở đất, đá.
Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các Sở Giao thông Vận tải kiểm tra toàn bộ bến phà, cầu phao và các phương tiện vượt sông được giao quản lý, đình chỉ hoạt động của các bến đò ngang trái phép. Các phương tiện vượt sông phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và trang bị đầy đủ phương tiện cứu sinh, không vận chuyển hành khách sang sông trong giông bão, lũ lớn.
Ngành điện chuẩn bị lực lượng khắc phục sự cố sau bão. Chiều nay, các đoàn công tác do lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực miền Bắc và các ban chuyên môn đi kiểm tra công tác chuẩn bị phòng chống bão tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình. Đoàn đến các tỉnh Ninh Bình, Nghệ An, Nam Định, Thanh Hóa trong ngày 6/9.
Bão số 3 mạnh cấp 16, giật trên cấp 17 cách Quảng Ninh khoảng 620km
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 6/9, vị trí tâm siêu bão ở vào khoảng 19,2 độ vĩ bắc; 112,7 độ kinh đông, trên vùng biển phía bắc khu vực bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 200km về phía Đông Đông Nam; cách Quảng Ninh khoảng 620km về phía đông nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 16 (184-201km/giờ), giật trên cấp 17. Bão di chuyển theo hướng tây với tốc độ khoảng 20km/giờ.
Đến 4 giờ ngày 7/9, vị trí tâm siêu bão ở vào khoảng 20,6 độ vĩ bắc; 108,7 độ kinh đông, cách Quảng Ninh khoảng 160km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 13-14, giật cấp 17. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15-20km/giờ, đi vào bắc vịnh Bắc Bộ.
Đến 16 giờ ngày 7/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,3 độ vĩ bắc; 106,2 độ kinh đông, trên đất liền khu vực phía Đông Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 11. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 20km/giờ, suy yếu dần.
Đến 4 giờ ngày 8/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,9 độ vĩ bắc; 104,0 độ kinh đông, trên khu vực phía Tây Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới giảm xuống dưới cấp 6. Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 20km/giờ, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành một vùng áp thấp.
Do ảnh hưởng của bão số 3, ở khu vực bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 11-14, vùng gần tâm siêu bão đi qua cấp 15-16, giật trên cấp 17; biển động dữ dội.
Từ khoảng trưa 6/9, vùng biển phía đông của vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ) có gió mạnh dần lên cấp 6-7. Từ tối và đêm 6/9, khu vực vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô) gió mạnh dần lên cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12-14, giật cấp 17; biển động dữ dội.
Trên đất liền, từ đêm 6/9 và gần sáng 7/9, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão cấp 10-12, giật cấp 14; khu vực sâu trong đất liền phía Đông Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-11 (thời điểm gió mạnh nhất trong khoảng từ sáng đến chiều tối 7/9).
Cảnh báo, khu vực bắc Biển Đông có sóng biển cao 7-9m, vùng gần tâm siêu bão 10-12m. Biển động dữ dội.
Từ trưa 6/9, khu vực vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô) sóng cao 2-4m, sau tăng lên 3-5m, vùng gần tâm bão đi qua 6-8m.
Từ đêm 6/9 và gần sáng 7/9, vùng biển ven bờ từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa sóng cao 2-3m, sau tăng lên 2-4m, vùng gần tâm bão 3-5m.
Các chuyên gia khí tượng khuyến cáo, khu vực ven biển từ Thanh Hóa đến Quảng Ninh cần đề phòng nước dâng do bão cao từ 0,5m (Thanh Hóa) - 1,8m (Quảng Ninh) vào chiều và đêm 7/9 và nước rút do bão, khoảng 0,5m (Thanh Hóa) - 1m (Quảng Ninh) xuất hiện vào sáng 7/9.
Các khu vực neo đậu tàu thuyền, khu nuôi trồng thủy sản, các tuyến đê, kè biển trong vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và nước dâng/rút do bão. Các khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông đề phòng nguy cơ ngập do nước dâng và sóng lớn.
Công điện của Thủ tướng Chính phủ về ứng phó khẩn cấp bão số 3
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Công điện số 87/CĐ-TTg về tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024.
Công điện gửi Bí thư, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang; Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và PTNT, Công Thương, Giao thông - Vận tải, Xây dựng, Ngoại giao, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Công điện nêu rõ, sáng nay (ngày 5/9/2024), bão số 3 đã mạnh lên thành siêu bão, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16, giật trên cấp 17. Dự báo, từ sáng mai bão ảnh hưởng trực tiếp đến Vịnh Bắc Bộ với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14, giật cấp 16; từ đêm mai ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền khu vực Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nước ta với sức gió mạnh nhất có thể đạt cấp 10-12, giật cấp 13-14 và ảnh hưởng sâu vào đất liền, khả năng bão gây gió mạnh, nước dâng, sóng lớn trên biển và ven biển, gió mạnh và mưa lớn diện rộng trên đất liền.
Bão số 3 được dự báo có cường độ rất mạnh, mức độ rủi ro thiên tai lớn, diễn biến phức tạp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ, Bí thư và Chủ tịch UBND các địa phương nêu trên tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đôn đốc, triển khai thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó với bão với tinh thần phải chủ động phòng ngừa, ứng phó ở mức cao nhất để bảo đảm an toàn tính mạng, nhất là trẻ em và các đối tượng yếu thế, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của nhân dân và Nhà nước.
Các đồng chí Bí thư, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nêu trên đình hoãn các cuộc họp không thật cấp bách, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, phân công từng đồng chí trong Thường vụ, thường trực Ủy ban trực tiếp xuống các địa bàn trọng điểm để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống bão, lũ, trong đó tập trung: Rà soát kỹ, triển khai ngay công tác bảo đảm an toàn đối với các hoạt động trên biển, đảo; bảo đảm an toàn cho người, tàu thuyền, phương tiện hoạt động trên biển (đặc biệt là tàu thuyền ở khu vực Vịnh Bắc Bộ và ven biển từ Hà Tĩnh trở ra) và tại nơi tránh trú.
Bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân tại các khu vực nguy hiểm, nhất là trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản, tàu thuyền tại nơi tránh trú, khu vực có nguy cơ ngập sâu do sóng lớn, nước dâng, mưa lũ, khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét không bảo đảm an toàn, kiên quyết không để người dân ở lại khu vực nguy hiểm khi bão ảnh hưởng trực tiếp và mưa lũ lớn (trường hợp cần thiết phải chủ động cưỡng chế di dời để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân).
Lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo bảo đảm an toàn công trình đê điều, hồ đập, an toàn giao thông, hạn chế thiệt hại về nhà ở, kho tàng, trụ sở, công trình công cộng, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp; bảo vệ sản xuất nông nghiệp, chống ngập úng khu đô thị và khu công nghiệp; chủ động bố trí lực lượng, phương tiện tại khu vực trọng điểm xung yếu để sẵn sàng triển khai xử lý kịp thời các tình huống phát sinh khi bão, lũ; xem xét trách nhiệm người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị lơ là, chủ quan trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bão, lũ; xử lý nghiêm chủ doanh nghiệp, phương tiện, tàu thuyền, lồng bè không tuân thủ chỉ đạo của cơ quan chức năng và lực lượng có thẩm quyền trong công tác phòng, chống bão.
Bí thư, Chủ tịch UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ nếu chủ quan, lơ là trong lãnh đạo chỉ đạo, chậm triển khai ứng phó với bão, lũ dẫn tới thiệt hại lớn về người và tài sản. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị có liên quan khẩn trương rà soát, cập nhật phương án ứng phó theo mức độ rủi ro của bão, chủ động bố trí lực lượng, phương tiện phối hợp với các lực lượng có liên quan triển khai công tác phòng, chống bão, lũ theo quy định; các bộ, ngành khác theo chức năng quản lý nhà nước được giao tiếp tục chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả công tác phòng, chống bão theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3/9/2024.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức trực ban 24/7 theo dõi chặt chẽ tình hình, chủ động chỉ đạo, đôn đốc các địa phương triển khai công tác ứng phó phù hợp với diễn biến thiên tai thực tế, kịp thời báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo những vấn đề vượt thẩm quyền.
Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai kịp thời, có hiệu quả công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão. Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Công điện này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách những vấn đề đột xuất, phát sinh.
Bão số 3 giật trên cấp 17 cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 550km
Hồi 4 giờ ngày 5/9, vị trí tâm bão cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 550km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15, giật trên cấp 17. Bão di chuyển theo hướng tây với tốc độ khoảng 10km/giờ.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 5/9, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 19,1 độ vĩ bắc; 116,0 độ kinh đông, trên vùng biển phía bắc khu vực bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 550km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (167-183km/giờ), giật trên cấp 17. Bão di chuyển theo hướng tây với tốc độ khoảng 10km/giờ.
Đến 4 giờ ngày 6/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,7 độ vĩ bắc; 112,9 độ kinh đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 210km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16, giật trên cấp 17. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 10-15km/giờ.
Đến 4 giờ ngày 7/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,7 độ vĩ bắc; 109,3 độ kinh đông, trên vùng biển phía đông khu vực bắc vịnh Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14, giật cấp 17. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 15-20km/giờ.
Đến 4 giờ ngày 8/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,7 độ vĩ bắc; 104,8 độ kinh đông, trên khu vực phía Tây Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 6, giật cấp 8. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 20km/giờ và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Từ 72 đến 96 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km và suy yếu thành một vùng áp thấp.
Do ảnh hưởng của bão số 3, khu vực bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 11-13, vùng gần tâm bão đi qua cấp 14-16, giật trên cấp 17; biển động dữ dội.
Từ đêm 6/9, khu vực vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 10-12, vùng gần tâm bão đi qua cấp 13-14, giật cấp 17; biển động dữ dội.
Trong 24 giờ tới, vùng biển khu vực bắc Biển Đông có sóng biển cao 7-9m, vùng gần tâm bão 10-12m. Biển động dữ dội. Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn.
Từ ngày 5-6/9, bão số 3 tiếp tục tăng cường độ
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 16 giờ ngày 4/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19, 2 độ Vĩ Bắc; 117,2 độ Kinh Đông trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông. cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 680 km về phía Đông.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (118-149km/giờ), giật cấp 16, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 5 - 10 km/giờ.
Dự báo, đến 16 giờ ngày 5/9, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 10 km/giờ, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 400 km về phía Đông. Sức gió mạnh cấp 14, giật cấp 17. Khu vực chịu ảnh hưởng của bão là phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông; độ rủi ro thiên tai cấp 4.
Đến 16 giờ ngày 6/9, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 15 km/giờ, trên vùng biển đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh cấp 15-16, giật trên cấp 17. Khu vực chịu ảnh hưởng của bão là phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông; độ rủi ro thiên tai cấp 4.
Đến 16 giờ ngày 7/9, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 15-20 km/giờ và đi vào vịnh Bắc Bộ, trên đất liền phía Đông Bắc Bộ. Sức gió mạnh cấp 10-11, giật cấp 13. Khu vực chịu ảnh hưởng của bão là phía Tây Bắc của khu vực Bắc Biển Đông và vịnh Bắc Bộ; độ rủi ro thiên tai cấp 3; vịnh Bắc Bộ cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.
Cảnh báo, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20 km, cường độ tiếp tục giảm dần.
Do ảnh hưởng của bão, khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 9-11. Vùng gần tâm bão đi qua cấp 12-14, giật trên cấp 17, biển động dữ dội. Từ ngày 5-6/9, bão số 3 tiếp tục tăng cường độ có thể đạt cấp 15-16, giật trên cấp 17 trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông.
Trong 24 giờ tới, vùng biển khu vực Bắc Biển Đông có sóng biển cao 5-7m, vùng gần tâm bão 7-10m. Từ ngày 6/9 có thể tăng dần lên 10-12m, biển động dữ dội và rất nguy hiểm đối với tàu thuyền hoạt động tại vùng biển trên.
Bão số 3 dự báo mạnh cấp 12-13, giật cấp 16 khi vào vịnh Bắc Bộ
Dự báo, bão số 3 tiếp tục tăng cường độ, gió mạnh có thể đạt tới cấp 15, giật trên cấp 17 ở vùng gần tâm bão. Trong 24 giờ tới, vùng biển phía Đông của khu vực bắc Biển Đông, sóng biển cao 5-7m, vùng gần tâm bão 7-9m.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 10 giờ ngày 4/9, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 19,0 độ vĩ bắc; 117,5 độ kinh đông, trên vùng biển phía đông khu vực bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 730km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (118-133km/giờ), giật cấp 15. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, với tốc độ khoảng 10km/giờ.
Đến 10 giờ ngày 5/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,3 độ vĩ bắc; 115,2 độ kinh đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 470km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14, giật cấp 17. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, với tốc độ khoảng 10-15km/giờ.
Đến 10 giờ ngày 6/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,7 độ vĩ bắc; 111,9 độ kinh đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 120km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14-15, giật trên cấp 17. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, với tốc độ khoảng 10-15km/giờ.
Đến 10 giờ ngày 7/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,5 độ vĩ bắc; 107,9 độ kinh đông, trên khu vực vịnh Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13, giật cấp 16. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, với tốc độ khoảng 15-20km/giờ, đi vào vịnh Bắc Bộ.
Từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, cường độ tiếp tục giảm dần.
Do ảnh hưởng của bão số 3, ở khu vực bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 9-11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12-14, giật cấp 17; biển động dữ dội.
Dự báo, từ ngày 5-6/9, bão số 3 tiếp tục tăng cường độ, gió mạnh có thể đạt tới cấp 15, giật trên cấp 17 ở vùng gần tâm bão.
Trong 24 giờ tới, vùng biển phía đông của khu vực bắc Biển Đông, sóng biển cao 5-7m, vùng gần tâm bão 7-9m. Từ ngày 5-6/9, có thể tăng dần lên 9-11m. Biển động dữ dội. Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn.
Bão số 3 mạnh cấp 11, giật cấp 13 trên khu vực bắc Biển Đông
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 4/9, vị trí tâm bão số 3 ở trên vùng biển phía đông khu vực bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (103-117km/giờ), giật cấp 13.
Dự báo, đến 4 giờ ngày 5/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,2 độ vĩ bắc; 115,8 độ kinh đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 560km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, giật cấp 16. Bão di chuyển theo hướng tây, với tốc độ khoảng 10km/giờ.
Đến 4 giờ ngày 6/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,5 độ vĩ bắc; 112,8 độ kinh đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 230km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, giật cấp 17. Bão di chuyển theo hướng tây, với tốc độ khoảng 10-15km/giờ.
Đến 4 giờ ngày 7/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,3 độ vĩ bắc; 108,9 độ kinh đông, trên khu vực vịnh Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, giật cấp 16. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, với tốc độ khoảng 15km/giờ đi vào vịnh Bắc Bộ.
Từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15km, cường độ tiếp tục giảm dần.
Do ảnh hưởng của bão số 3, vùng biển phía đông của khu vực bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11-13, giật cấp 16; biển động dữ dội.
Dự báo, từ ngày 5-6/9, bão số 3 có thể đạt cấp bão rất mạnh trên vùng biển phía bắc của khu vực bắc Biển Đông, gió mạnh có thể lên tới cấp 14, giật cấp 17 ở vùng gần tâm bão.
Trong 24 giờ tới, vùng biển phía đông của khu vực bắc Biển Đông, sóng biển cao 2-4m, vùng gần tâm bão 4-6m. Từ ngày 5-6/9, có thể tăng dần lên 7-9m. Biển động dữ dội. Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86 về khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3. Công điện nêu rõ, sáng 3/9, cơn bão có tên quốc tế là YAGI đã vượt qua đảo Luzon (Philippines) vào khu vực Đông Bắc Biển Đông trở thành cơn bão số 3 hoạt động trên Biển Đông trong năm 2024, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 12.
Dự báo, bão số 3 sẽ tiếp tục mạnh thêm, sức gió mạnh nhất trên biển có thể đạt cấp 13, giật cấp 16 trong những ngày tới, di chuyển nhanh về phía đảo Hải Nam (Trung Quốc) và khu vực Vịnh Bắc Bộ, khả năng rất cao ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển và đất liền khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nước ta.
Đây là cơn bão được dự báo có cường độ rất mạnh, để chủ động ứng phó với bão và mưa lũ do ảnh hưởng của bão, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các bộ và Chủ tịch UBND các địa phương nêu trên chủ động tổ chức theo dõi sát thông tin dự báo, diễn biến tình hình bão, mưa, lũ, kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo phương châm “bốn tại chỗ” theo nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, không để bị động, bất ngờ nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân.
Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nêu trên căn cứ tình hình thực tế và khả năng ảnh hưởng của bão, mưa lũ tại địa phương chủ động thông tin kịp thời, chỉ đạo, hướng dẫn người dân ứng phó với bão, lũ.
Trong đó: Tập trung bảo đảm an toàn cho các hoạt động trên biển, đảo; tổ chức rà soát, kiểm đếm, chủ động thông tin, hướng dẫn phương tiện, tàu thuyền (bao gồm cả tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch) còn đang hoạt động trên biển biết, không đi vào hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn; có biện pháp bảo đảm an toàn cho tàu thuyền tại khu neo đậu.
Rà soát, triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn đối với các hoạt động du lịch, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản trên biển, cửa sông, ven bờ; kiên quyết sơ tán người dân trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản đến nơi an toàn trước khi bão ảnh hưởng trực tiếp; căn cứ tình hình cụ thể, chủ động quyết định việc cấm biển đối với tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch.
Bảo đảm an toàn khu vực ven biển và trên đất liền: Chủ động tổ chức sơ tán người dân ra khỏi các nhà yếu không bảo đảm an toàn, khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, sạt lở, nhất là ở cửa sông, ven biển.
Triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn, hạn chế thiệt hại về nhà ở, kho tàng, trụ sở, công trình công cộng, khu công nghiệp, nhà máy, đê điều; bảo vệ sản xuất nông nghiệp, chống ngập úng khu đô thị và khu công nghiệp. Kiểm soát việc đi lại, tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông, hạn chế người dân ra đường trong thời gian bão đổ bộ, mưa lũ lớn để bảo đảm an toàn.
Bảo đảm an toàn khu vực miền núi: Chủ động di dời, sơ tán dân tại khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm “bốn tại chỗ” để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống. Kiểm tra, chủ động biện pháp bảo đảm an toàn các hồ chứa và hạ du; bố trí lực lượng thường trực sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống.
Kiểm soát, hướng dẫn giao thông an toàn, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, bảo đảm giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn và khắc phục nhanh hậu quả bão, lũ nếu xảy ra tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình.
Bộ trưởng Nông nghiệp và PTNT theo dõi sát tình hình bão, lũ, chủ động chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành, địa phương liên quan kịp thời triển khai có hiệu quả công tác bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, bảo vệ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng, khai thác thủy, hải sản, kịp thời báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường theo dõi chặt chẽ, tăng cường bản tin dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời về diễn biến bão, mưa lũ, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất để các cơ quan liên quan và người dân biết chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.
Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công an chỉ đạo các lực lượng đóng trên địa bàn rà soát phương án ứng phó, chủ động tổ chức triển khai lực lượng, phương tiện sẵn sàng hỗ trợ địa phương ứng phó với bão, lũ, sơ tán dân, cứu hộ, cứu nạn.
Bộ trưởng các Bộ: Giao thông - Vận tải, Công thương và các bộ, ngành có liên quan theo chức năng quản lý nhà nước và nhiệm vụ được phân công chủ động chỉ đạo, phối hợp với các địa phương triển khai công tác bảo đảm an toàn các hoạt động dầu khí trên biển, khai thác khoáng sản và hệ thống lưới điện; vận hành bảo đảm an toàn hồ chứa thủy điện; bảo đảm an toàn giao thông theo quy định.
Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan truyền thông tăng cường thời lượng, đưa tin kịp thời về diễn biến của bão, mưa lũ và công tác chỉ đạo ứng phó để người dân biết, chủ động phòng, tránh.
Bộ trưởng Y tế chỉ đạo các cơ quan thuộc quyền xử lý các vấn đề liên quan đến vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm… do bão, mưa, lũ gây ra.
Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai Công điện này. Văn phòng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Công điện này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách những vấn đề đột xuất, phát sinh.
Bão YAGI vào Biển Đông, trở thành bão số 3
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng 3/9, bão YAGI đã đi vào vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành bão số 3 trong năm 2024.
Bão số 3 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với sức gió mạnh cấp 8.
Hồi 7 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,4 độ Vĩ Bắc; 119,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 20-25 km/h.
Đến 7 giờ ngày 4/9, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 10 km/h, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 740km về phía Đông. Sức gió mạnh cấp 9-10, giật cấp 12. Khu vực chịu ảnh hưởng của bão là phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông.
Đến 7 giờ ngày 5/9, bão di chuyển theo hướng Tây với tốc độ khoảng 10 km/h, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 400km về phía Đông. Sức gió mạnh cấp 11-12, giật cấp 14. Khu vực chịu ảnh hưởng của bão là phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.
Đến 7 giờ ngày 6/9, bão di chuyển theo hướng Tây với tốc độ khoảng 10 km/h, trên vùng biển phía Đông đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 400km về phía Đông; sức gió mạnh cấp 13, giật cấp 16. Khu vực chịu ảnh hưởng của bão là phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông; độ rủi ro thiên tai cấp 3.
Cảnh báo từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km, cường độ có khả năng mạnh thêm.
Do ảnh hưởng của bão, từ ngày 3/9, vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh dần lên cấp 6, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật trên cấp 11-12, biển động mạnh. Từ ngày 4-6/9, bãoYAGI có thể đạt cấp bão rất mạnh trên khu vực Đông Bắc Biển Đông, vùng gần tâm bão gió mạnh tối đa có thể lên tới cấp 12-13, giật cấp 16.
Cùng với đó, trong 24 giờ tới, vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, sóng biển cao 2-4m, vùng gần tâm bão 3-5 m. Ngày 4-6/9, sóng biển có thể tăng lên 5-7m, biển động dữ dội và rất nguy hiểm đối với tàu thuyền hoạt động trên khu vực này.
Thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng 3/9, phía Đông Bắc Bộ, khu vực từ Hà Tĩnh đến Bình Định, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào, dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Lượng mưa tính từ 19 giờ ngày 2/9 đến 8 giờ ngày 3/9 có nơi trên 60mm như: Yên Đổ (Thái Nguyên) 73,4mm, Sơn Ví (Phú Thọ) 68,4mm, Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) 67,8mm, Hoài Sơn (Bình Định) 78,6mm, Chư Drăng (Gia Lai) 95,4mm, Sa Rài (Đồng Tháp) 112.8mm,...
Dự báo chiều và tối 3/9, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 20-40mm, có nơi trên 100mm.
Ngày và đêm 3/9, khu vực Trung và Nam Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 70mm, mưa dông tập trung vào chiều tối và đêm; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Từ đêm 3/9 mưa lớn ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có xu hướng giảm.
Cơ quan dự báo khí tượng cảnh báo, mưa lớn và mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc. Các địa phương cần thường xuyên theo dõi cảnh báo khu vực nguy cơ lũ quét, sạt lở đất thời gian thực được cung cấp trực tuyến trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục Khí tượng Thủy văn tại địa chỉ: https://luquetsatlo.nchmf.gov.vn và trong bản tin riêng cảnh báo lũ quét, sạt lở đất.
Ý kiến bạn đọc (0)